简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:CFD là viết tắt của “Contract For Difference (Hợp Đồng Chênh Lệch)”.
CFD là gì?
CFD là viết tắt của “Contract For Difference (Hợp Đồng Chênh Lệch)”.
Một CFD là một công cụ tài chính trao đổi được và nó phản chiếu biến động giá trị của tài sản cơ sở của nó.
Một hợp đồng chênh lệch (CFD) là một thỏa thuận giữa “người bán” và “người mua” để trao đổi mức chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở hiện tại và giá trị của nó lúc đóng hợp đồng.
Những gì CFD cho phép bạn làm là suy đoán về khả năng mà GIÁ của một tài sản tăng hoặc giảm mà không cần phải sở hữu tài sản thực tế.
Logic đằng sau giao dịch CFDs rất đơn giản.
Nếu giá của một tài sản tăng 5%, thì CFD của bạn cũng sẽ như vậy. Mặt khác, nếu giá giảm 5%, CFD của bạn cũng mất 5% giá trị.
CFDs cho phép bạn đặt cược vào giá tăng hoặc giảm mà không cần quyền sở hữu tài sản cơ bản và có thể được sử dụng để giao dịch trên nhiều loại thị trường như forex (ngoại hối), cổ phiếu, các chỉ số, hàng hóa và tiền điện tử.
Ở trong bài học này, chúng ta sẽ tập trung vào forex CFDs.
Forex (ngoại hối) CFDs cho phép bạn giao dịch dựa trên sức mạnh (hoặc điểm yếu) của một loại tiền tệ này so với một loại tiền tệ khác.
Giao dịch CFD là việc mua và bán các hợp đồng chênh lệch (“CFDs”) thông qua một nhà cung cấp trực tuyến, người này được gọi là “ những nhà cung cấp CFD”.
Khi bạn mở một vị thế CFD với một “nhà cung cấp CFD”, nó sẽ tạo hoặc phát hành một CFD giữa chính nó và bạn. Vì vậy, tên chính xác hơn cho “nhà cung cấp CFD” sẽ là “người tạo CFD” hoặc “nhà phát hành CFD”. Trên thực tế các cơ quan quản lý sử dụng thuật ngữ “tổ chức phát hành CFD”.
Khi giao dịch ngoại hối, CFD bao gồm một thỏa thuận (“hợp đồng”) để trao đổi mức chênh lệch về giá của một cặp tiền tệ cụ thể, giữa thời điểm hợp đồng được mở và thời điểm đóng.
Khi hợp đồng được đóng, bạn sẽ nhận được hoặc thanh toán khoản chênh lệch giữa giá đóng và giá mở CFD.
● Nếu chênh lệch là positive (dương), nhà phát hành CFD sẽ thanh toán cho bạn.
● Nếu chênh lệch là negative (âm), bạn phải trả cho công ty phát hành CFD.
Với CFDs, bạn có thể suy đoán về biến động giá theo cả hai hướng.
“Long (mua)” và “short (bán)” trong giao dịch CFD là các thuật ngữ đề cập đến vị thế bạn thực hiện trong một giao dịch.
Bạn có thể mở một vị thế CFD “long (mua)” hoặc “short (bán)”.
Vì vậy, bạn sẽ có 1 trong 2 lựa chọn khi mở CFD là:
● Mua CFD ở mức giá chào bán được chỉ định (“go long (đầu cơ)”).
● Bán CFD ở mức giá đặt mua đã chỉ định (“go short (bán khống)”).
Lựa chọn bạn đưa ra ở đây phản ánh dự đoán của bạn về hướng mà giá của tài sản cơ bản sẽ di chuyển.
Điều này có nghĩa là:
● Long position (vị thế mua) có nghĩa là tham gia vào hợp đồng CFD với kỳ vọng rằng giá trị của tài sản cơ bản sẽ TĂNG. (“Tôi cược là giá sẽ tăng lên từ đây.”)
● Short position (vị thế bán) có nghĩa là tham gia hợp đồng CFD với kỳ vọng rằng giá trị của tài sản cơ bản sẽ GIẢM. (“Tôi cược là giá sẽ giảm từ đây.”)
Để đóng giao dịch, bạn sẽ làm ngược lại với mở giao dịch.
Trong cả hai trường hợp, khi bạn đóng vị thế CFD của mình, khoản lãi hoặc lỗ của bạn sẽ là chênh lệch giữa giá đóng giao dịch và giá mở của vị thế CFD của chúng.
Mức lãi hoặc lỗ sẽ đại diện cho sự khác biệt này nhân với quy mô (số lượng đơn vị) của vị thế mà bạn đã giao dịch.
(Cộng với bất kỳ khoản phí và chi phí khác như phí lãi suất đối với các vị thế được giữ qua đêm).
Như tên gọi của nó, CFD làmột hợp đồng giữa hai bên để trao đổi mức chênh lệch về giá trị của tài sản cơ sở, giữa thời điểm hợp đồng được mở và thời điểm hợp đồng được đóng.
● Nếu tài sản tăng giá, người mua nhận được tiền mặt từ người bán.
● Nếu tài sản giảm giá, người bán trả tiền mặt cho người mua.
Ví dụ: nếu bạn nghĩ rằng cặp GBP / JPY sẽ giảm giá, bạn sẽ bán một CFD cho cặp GBP / JPY. Bạn vẫn sẽ trao đổi mức chênh lệch về giá giữa khi vị thế của bạn được mở và khi vị thế được đóng nhưng sẽ kiếm được lợi nhuận nếu GBP / JPY giảm giá và sẽ lỗ nếu GBP / JPY tăng giá.
CFDs được thanh toán bằng tiền mặt, nhưng số tiền danh nghĩa này không bao giờ được trao đổi bằng tiền mặt. Khoản tiền duy nhất thực sự được chuyển tay là mức chênh lệch giữa giá của tài sản cơ bản khi CFD được mở và khi CFD được đóng.
Chênh lệch giữa giá giao dịch khi mở và khi đóng được thanh toán bằng tiền mặt theo mệnh giá mà tài khoản của bạn đang sử dụng. Không có chuyển giao tài sản vật chất nào hết.
Ví dụ: khi bạn đóng một vị trí CFD liên quan đến EUR / USD, không có tờ tiền euro hoặc đô la thực nào được trao đổi cả.
Với CFD, về cơ bản bạn đang đặt cược vào việc giá của tài sản cơ bản sẽ tăng hay giảm trong tương lai, so với giá khi hợp đồng CFD được mở.
Tại Hoa Kỳ, CFD bị cấm nên các nhà giao dịch ngoại hối bán lẻ ở Hoa Kỳ giao dịch một sản phẩm được gọi là “”rolling spot FX contracts (hợp đồng ngoại hối giao ngay). Xét theo mặt kỹ thuật, chúng được coi là khác với CFD, nhưng xét theo mặt chức năng, chúng giống nhau. Cả hai đều là hợp đồng được thanh toán bằng tiền mặt trong một cặp tiền tệ cụ thể cho phép bạn tiếp xúc với những thay đổi về giá của cặp tiền tệ đó.
Khi hợp đồng được kết thúc, bạn sẽ nhận được hoặc trả khoản chênh lệch giữa giá khi đóng và giá khi mở của hợp đồng. Cả hai đều cho phép bạn tiếp xúc gián tiếp với tài sản cơ bản (các cặp tiền tệ), có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ thực sự sở hữu các loại tiền tệ cơ sở, nhưng bạn có thể thu được lợi nhuận hoặc bị lỗ do biến động giá của tài sản cơ sở như thể bạn đã thực sự sở hữu nó.
CFDs được gọi là các “over-the-counter (cổ phiếu chưa niêm yết)” (OTC) phái sinh vì chúng được giao dịch trực tiếp giữa hai bên chứ không phải trên sàn giao dịch trung tâm.
Hai bên liên quan là BẠN và NGƯỜI MÔI GIỚI của bạn.
Thay vì mua hoặc bán tiền tệ vật chất, bạn đang giao dịch CFDs, đây là một hợp đồng cho phép bạn suy đoán xem giá của một cặp tiền tệ sẽ tăng hay giảm.
CFDs = Chứng khoán phái sinh có đòn bẩy
Chúng ta đã thảo luận về cách CFDs là sản phẩm tài chính ở dạng chứng khoán phái sinh cho phép các nhà giao dịch bán lẻ suy đoán về những thay đổi trong giá của tài sản mà không cần sở hữu chính tài sản đó, nhưng một tính năng nổi bật khác của CFDs là chúng được giao dịch ký quỹ, và điều này cung cấp đòn bẩy tài chính cho nó.
CFDs là các chứng khoán phái sinh có đòn bẩy.
Giao dịch với đòn bẩy có nghĩa là bạn có thể mở một kích thước vị thế lớn mà không cần phải có đầy đủ số tiền.
Giả sử bạn muốn mở một lệnh GBP / USD tương đương với một lô tiêu chuẩn (100.000 đơn vị). Nếu không có đòn bẩy, bạn phải trả trước toàn bộ chi phí. Nhưng với một sản phẩm có đòn bẩy như CFD, bạn có thể chỉ phải bỏ ra 3% chi phí (hoặc ít hơn).
Điều này có nghĩa là bạn có thể mở một vị thế CFD, trong khi chỉ đặt một tỷ lệ phần trăm nhỏ giá trị của tổng quy mô vị thế làm tiền bảo chứng (hay “ký quỹ”).
Số tiền cần thiết để mở và duy trì một vị thế đòn bẩy được gọi là “tiền ký quỹ” và nó đại diện cho một phần nhỏ của tổng giá trị hoặc kích thước của vị thế.
Có hai loại ký quỹ khi giao dịch CFD.
1. Initial margin (Ký quỹ ban đầu) là khoản ký quỹ ban đầu cần thiết để mở một vị thế.
2. Maintenance margin (Ký quỹ duy trì) là khoản ký quỹ bổ sung được yêu cầu nếu vị thế của bạn gần bị lỗ mà khoản ký quỹ ban đầu (và bất kỳ khoản tiền bổ sung nào trong tài khoản của bạn) sẽ không thể trang trải.
Nếu bạn không duy trì yêu cầu ký quỹ trong giao dịch của mình, bạn sẽ nhận được cuộc gọi ký quỹ từ nhà cung cấp CFD yêu cầu bạn gửi thêm tiền vào tài khoản của mình. Nếu bạn không làm như vậy, vị thế sẽ tự động bị đóng và mọi tổn thất phát sinh sẽ được ghi nhận.
Đây được gọi là “giao dịch ký quỹ”.
Ví dụ: đối với hợp đồng CFD với tỷ lệ đòn bẩy là 50:1, yêu cầu ký quỹ là 2%, bạn sẽ chỉ phải ký quỹ ban đầu là 200 đô la để đạt được mức chênh lệch giá trị EUR / USD là 10.000 đô la.
Tỷ lệ đòn bẩy là tỷ lệ giữa tổng giá trị vị thế CFD danh nghĩa (giá trị mà nhà kinh doanh bán lẻ tiếp xúc) và số tiền mà nhà giao dịch bán lẻ ký quỹ (yêu cầu ký quỹ ban đầu).
Bạn đang “vay” 98% giá trị của CFD một cách hiệu quả.
Lợi nhuận hoặc thua lỗ dựa trên những thay đổi về giá trị của tổng quy mô vị thế (hoặc “giá trị danh nghĩa”).
Điều này có nghĩa là mặc dù bạn chỉ trả một phần nhỏ trong tổng giá trị danh nghĩa của vị trí CFD của họ, nhưng bạn được hưởng lãi và lỗ giống như khi bạn trả 100% tổng giá trị danh nghĩa.
Giả dụ: nếu tổng giá trị của vị thế ban đầu của bạn trong giao dịch CFD là 10.000 bảng Anh và tỷ lệ đòn bẩy do một công ty cung cấp là 100: 1, thì yêu cầu ký quỹ ban đầu đối với bạn sẽ được đặt ở mức 1% của 10.000 bảng Anh, vì vậy bạn sẽ cần đặt cọc 100 bảng Anh.
Một biến động 0,5% trên thị trường được định giá ban đầu là 10.000 bảng Anh vàdi chuyển ngược kỳ vọng vị thế của bạn, sẽ dẫn đến khoản lỗ 50% (£50) so với số tiền ký quỹ của bạn.
Bản chất đòn bẩy của CFDs có nghĩa là các nhà giao dịch bán lẻ có thể bị thua lỗ vượt quá số tiền ký quỹ của họ. Tùy thuộc vào đòn bẩy được sử dụng và sự biến động của tài sản cơ bản, tốc độ và khối lượng của các khoản lỗ có thể đáng kể.
Chúng tôi thường thấy tỷ lệ đòn bẩy lên tới 500: 1 đối với CFD ngoại hối. Với tỷ lệ đòn bẩy 500: 1, một nhà giao dịch bán lẻ có thể mở một vị thế CFD trị giá 1.000.000 đô với số tiền ký quỹ ban đầu (“yêu cầu ký quỹ”) chỉ là 2.000 đô!
Tỷ lệ đòn bẩy cao như vậy làm cho CFDs đặc biệt nhạy cảm về giá.
Trong các thị trường biến động nhanh, giá có thể chênh lệch và lỗ có thể vượt quá số tiền ký quỹ ban đầu.
Nhiều nhà giao dịch bán lẻ có thể bị (và bị) âm số dư tài khoản. Điều này có nghĩa là bạn có thể mất tất cả tiền của mình và nợ nhà cung cấp CFD của bạn nhiều tiền hơn.
Đòn bẩy là điều làm cho giao dịch ngoại hối hấp dẫn bởi vì nó cho phép các nhà giao dịch mở các vị thế lớn hơn những gì họ có thể mua được bằng tiền của mình, điều này làm tăng tiềm năng thu được lợi nhuận lớn.
Bạn chưa quen với giao dịch ký quỹ và chưa quen với tất cả các thuật ngữ ký quỹ này? Hãy xem các bài học của chúng tôi về ký quỹ trong khóa học Margin 101 của chúng tôi để giúp bạn hiểu rõ tất cả.
Tổng kết
Các nhà giao dịch mới thường băn khoăn làm thế nào để các nhà giao dịch ngoại hối có thể mua hoặc bán các loại tiền tệ mà họ không sở hữu.
Họ cũng thường bị nhầm lẫn bởi khái niệm bán một thứ gì đó trước khi mua nó.
Chìa khóa cho câu trả lời nằm ở chỗ nhà giao dịch đang giao dịch chứng khoán phái sinh, không phải bản thân các loại tiền tệ thực tế.
Bởi vì bạn và nhà môi giới ngoại hối của bạn đang trao đổi các thỏa thuận với nhau, thay vì các tài sản cơ bản thực tế, nên không cần phải “sở hữu” bất kỳ thứ gì trước khi bán.
Các chứng khoán phái sinh này được gọi là “hợp đồng chênh lệch” hoặc “CFDs”.
Chứng khoán phái sinh là một công cụ tài chính có giá phụ thuộc hoặc bắt nguồn từ sự biến động giá của tài sản cơ sở
CFD là một hợp đồng mà theo đó hai bên đồng ý trao đổi sự chênh lệch về giá giữa giá mở cửa và giá đóng cửa của hợp đồng.
Khi giao dịch CFDs, bạn đang đặt cược vào việc giá của tài sản cơ sở sẽ tăng hay giảm trong tương lai, so với giá khi hợp đồng CFD được mở.
Giá của tài sản càng di chuyển theo hướng bạn đã dự đoán, bạn càng kiếm được nhiều lợi nhuận. Nhưng nó càng đi ngược lại kỳ vọng của bạn, bạn càng thua.
Bạn có thể mở CFD trong khi chỉ đặt một tỷ lệ phần trăm nhỏ của giá trị giao dịch. Điều này được gọi là “leveraged trading (giao dịch đòn bẩy)” hoặc “ trading on margin (giao dịch ký quỹ)”.
Tại Hoa Kỳ, bởi vì CFD bị cấm, nên các nhà giao dịch bán lẻ forex (ngoại hối) giao dịch một sản phẩm hơi khác một chút được gọi là “hợp đồng FX luân phiên” hoặc “hợp đồng FX giao ngay”.
Nhưng cả hai sản phẩm về cơ bản đều giao dịch forex (ngoại hối) theo cùng một cách. Như phiên âm tomato hay tomahtoe thì cũng là cà chua thôi.
Trong thuật ngữ của ngành, chúng được gọi chung là “retail FX/CFD contracts (hợp đồng FX / CFD bán lẻ)”.
Các nhà môi giới forex (ngoại hối) tạo ra các phái sinh này, “CFDs” hoặc “rolling FX contracts (hợp đồng FX kéo dài kỳ hạn)” cho các nhà giao dịch bán lẻ.
Bởi vì các nhà giao dịch bán lẻ không thể truy cập cũng như không giao dịch thị trường FX (ngoại hối) giao ngay, nên đây là cách duy nhất mà chúng tôi có thể suy đoán về giá cả của các cặp tiền tệ (hoặc “giao dịch thị trường forex (ngoại hối)”).
Nhưng nếu bạn không giao dịch TRÊN thị trường FX (ngoại hối) giao ngay, thì chính xác là bạn đang giao dịch Ở ĐÂU?
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Sẽ có những ngày bạn hoàn toàn không hiểu tại sao thị trường không chuyển động theo tin tức hoặc hệ thống gặp vấn đề gì.
“Kiên nhẫn là mấu chốt của mọi thành công. Gà con là do ấp trứng mà có, đập vỡ trứng không thể có được gà con” Arnold H. Glasgow.
Bất cứ một nhà đầu tư sành sỏi nào trên phố Wall cũng sẽ nói với bạn rằng không có công thức chung nào cho việc giao dịch Forex. Không một hệ thống giao dịch nào có tỉ lệ chiến thắng 100% cả.
Mặc dù bạn đã học qua tất cả các bài học rồi nhưng hãy nhớ rằng hệ thống giao dịch hoạt động tốt hay không phụ thuộc vào bản thân trader.
GO MARKETS
FP Markets
OANDA
Pepperstone
EC Markets
Tickmill
GO MARKETS
FP Markets
OANDA
Pepperstone
EC Markets
Tickmill
GO MARKETS
FP Markets
OANDA
Pepperstone
EC Markets
Tickmill
GO MARKETS
FP Markets
OANDA
Pepperstone
EC Markets
Tickmill