简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Vào thập niên 1980, nền kinh tế Mỹ đã có sự phát triển mạnh và giúp Tổng thống Ronald Reagan khi đó tái đắc cử vào năm 1984. Thế nhưng ít ai biết rằng để đạt được thành công đó, Mỹ đã trải qua một cuộc khủng hoảng chẳng khác hiện nay là bao.
Vào thập niên 1980, nền kinh tế Mỹ đã có sự phát triển mạnh và giúp Tổng thống Ronald Reagan khi đó tái đắc cử vào năm 1984. Thế nhưng ít ai biết rằng để đạt được thành công đó, Mỹ đã trải qua một cuộc khủng hoảng chẳng khác hiện nay là bao.
Nếu như hiện nay các chuyên gia lo lắng về tỷ lệ lạm phát lẫn thất nghiệp sau đại dịch thì điều đó cũng từng xảy ra vào tháng 12/1981 khi tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đã cao tới 8,5% và tiếp tục đi lên cho đến sang năm 1982. Lạm phát cũng ở mức 8,9% và các chỉ số niềm tin của người tiêu dùng đều ảm đạm.
Tại thời điểm đó, Tổng thống Reagan cũng mới chỉ nhậm chức được 11 tháng, tương tự như Tổng thống Mỹ Joe Biden hiện nay.
Thế nhưng mọi chuyện bất ngờ thay đổi vào năm 1984 khi Tổng thống Reagan tái đắc cử. Tỷ lệ lạm phát đã giảm xuống 4,2% còn tỷ lệ thất nghiệp ở mức 7,2% và đang đi xuống.
Một số chuyên gia hiện nay cho rằng Tổng thống Biden có thể tái hiện lịch sử như cựu Tổng thống Reagan đã từng làm. Thế nhưng chẳng mấy ai hiểu được nền kinh tế Mỹ cách đây 40 năm đã phải hy sinh những gì để có được tăng trưởng 2 thập kỷ tiếp theo và tình hình hiện nay cũng không hoàn toàn giống như trước.
1. Anh hùng hay tội đồ
Theo tờ New York Times, tỷ lệ thất nghiệp cao trong 2 năm đầu cầm quyền của Tổng thống Reagan là hệ quả từ chính sách thắt chặt tiền tệ của Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) thời đó, ông Paul Volcker (1927-2019), với mục đích hạ lạm phát ở mức cao trong thập niên 1970.
Hàng loạt các chính sách kinh tế trước thời Tổng thống Reagan đã khiến lạm phát tăng mạnh. Các công đoàn và người lao động đòi hỏi tiền lương cao hơn khiến doanh nghiệp phải tăng giá bán, qua đó khiến giá cả mọi mặt hàng đi lên và tác động ngược lại khiến lao động cần nhiều thu nhập hơn, tạo nên một vòng luẩn quẩn.
“Lạm phát không chỉ là một vấn đề đơn giản của nền kinh tế. Nó tạo nên một ấn tượng về sự đổ vỡ của xã hội khi hệ thống kinh tế không hoạt động hiệu quả”, chuyên gia Mike Konczal của Viện Roosevelt nhấn mạnh.
Để phá giải điều đó, Chủ tịch Volcker đã quyết định nâng lãi suất tới 22% để kiểm soát lạm phát mặc dù điều này sẽ bóp nghẹt hoạt động kinh tế. Thế nhưng chính quyết định dũng cảm, chấp nhận hy sinh đó lại tạo tiền để cho kinh tế Mỹ hồi phục mạnh mẽ trong 20 năm tiếp theo.
Xin được nhắc là tỷ lệ lạm phát năm 1965 dưới thời Tổng thống Lyndon Johnson là chưa đầy 1% nhưng đến tháng 3/1980 đã tăng phi mã lên thành 14,8%. Để hạn chế đà tăng của giá cả, Paul Volcker đẩy cao lãi suất chính sách của FED và hạn chế cung tiền.
“Chúng ta đã quen với việc sống cùng lạm phát, điều chỉnh theo lạm phát và kì vọng thêm lạm phát. Khi chúng ta làm vậy, chúng ta đã vô tình tạo ra động lực để lạm phát tiếp tục sinh sôi”, Chủ tịch Volcker nói.
Trong vòng 2 năm sau khi lãi suất của FED đạt đỉnh, chúng đã rơi xuống dưới ngưỡng 3% và chấm dứt thời kì mà nhiều người gọi là “Đại Lạm Phát”.
Lãi suất cao có thể điều trị được lạm phát nhưng đồng thời cũng bóp nghẹt các hoạt động kinh tế, đẩy nền kinh tế vào suy thoái. Tỷ lệ thất nghiệp năm 1982 lên tới 10,8%, mức cao nhất từ năm 1940 cho tới tận ngày nay.
Do đó, Paul Volcker phải hứng chịu vô số chỉ trích trong thời gian trị lạm phát. Đầu năm 1982, một tổ chức doanh nghiệp còn phát tán tấm áp phích in hình Volcker kèm dòng chữ “Truy nã”, cáo buộc ông và FED là “những kẻ giết người máu lạnh đã sát hại hàng triệu doanh nghiệp nhỏ”.
Phải mãi đến tận thập niên 2000, nhiều người mới thực sự hiểu được công lao của Volcker.
“Nếu không có những thay đổi táo bạo trong chính sách tiền tệ của Paul Volcker và ý chí quyết tâm áp dụng cho tới cùng qua những tháng năm đau khổ, nền kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục vòng xoáy lao dốc nguy hiểm...Thông qua việc đảo ngược chính sách sai lầm của những người tiền nhiệm, Paul Volcker đã đặt nền móng cho thời kì tăng trưởng kinh tế kéo dài suốt thập niên 1980s và 1990s”, Cựu chủ tịch Fed chi nhánh St Louis, ông William Poole thừa nhận vào năm 2005.
2. Lịch sử lặp lại?
Theo tờ New York Times, tình hình hiện nay có chút khác biệt khi Chủ tịch FED, ông Jerome Powell đối mặt với tình trạng lạm phát quá thấp. Trong phần lớn thập niên 2010, tỷ lệ lạm phát của Mỹ luôn ở dưới mức mục tiêu của FED trong khi thị trường lao động lại khá yếu.
Thậm chí trong 9 tháng đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 cũng không khiến lạm phát đạt mục tiêu của FED. Tháng 12/2020, các báo cáo cho thấy tỷ lệ lạm phát của Mỹ chưa thể đạt mức 2% trong năm tới còn tỷ lệ thất nghiệp vẫn sẽ ở mức 6,7%.
Chính lý do này giải thích tại sao FED chưa vội thắt chặt chính sách tiền tệ sau khi đổ hàng nghìn tỷ USD hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vì đại dịch. Thậm chí khi lạm phát bắt đầu tăng mạnh và thị trường lao động dần hồi phục, FED vẫn chưa chịu nâng lãi suất.
Chỉ đến tháng vừa rồi khi lạm phát đạt tới 6,8% thì Chủ tịch Powell mới bày tỏ dấu hiệu chấm dứt chương trình mua lại trái phiếu và kế hoạch nâng lãi suất vào đầu năm 2022.
Cũng tương tự như cựu Chủ tịch Volcker chấp nhận hy sinh lợi ích của người lao động để trị lạm phát, hiện nay Chủ tịch Powell đang hy sinh lạm phát để bảo vệ quyền lợi của người lao động. Việc duy trì lãi suất thấp và hàng loạt chính sách hỗ trợ là nhằm đảm bảo người dân có được việc làm tốt, trả lương cao và đủ sức hồi phục sau 2 năm đại dịch.
Mặc dù việc chậm thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ khiến giá cả hàng hóa tăng cao nhưng với sự hỗ trợ dồi dào từ chính phủ, người dân sẽ nhanh chóng phục hồi trong những năm sau đó.
Việc Chủ tịch Powell tuyên bố sẽ nâng lãi suất cũng tương tự như động thái của ông Volcker vào năm 1981 khi ngừng thắt chặt tiền tệ. Tờ New York Times thậm chí nhận định đây như một lời tuyên bố chiến thắng lạm phát của cựu Chủ tịch Volcker sau quãng thời gian chấp nhận làm “kẻ ác”.
“Mọi thứ tại thời điểm đó thật tồi tệ nhưng Volcker bằng cách nào đó đã giúp nền kinh tế Mỹ hạ cánh an toàn để rồi phát triển thịnh vượng sau này”, chuyên gia kinh tế Paul McCullen của trường Cornell Law School thừa nhận.
3. Tương lai sáng sủa
Tờ New York Times cho rằng nền kinh tế Mỹ sẽ hồi phục trong năm 2022 khi lạm phát dần suy giảm trước áp lực thắt chặt chính sách tiền tệ của FED. Người tiêu dùng sẽ chi tiêu trở lại còn chuỗi cung ứng cũng dần thay đổi để thích ứng với tình hình gián đoạn hiện tại. Các nguồn hàng sẽ phải tự tìm giải pháp để tiếp tục kinh doanh trong bối cảnh đại dịch chưa chấm dứt.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng FED sẽ phải rất cẩn trọng bởi họ không muốn hạ lạm phát xuống quá thấp trước khi thị trường lao động thực sự hồi phục hoàn toàn. Theo New York Times, tình hình sẽ chỉ thực sự sáng sủa vào cuối năm 2022 khi mọi thứ đã đi vào quỹ đạo.
Bởi vậy, năm 2022 nhiều khả năng sẽ là 1 năm tiếp theo mà người lao động nắm quyền lực khi mức lương tiếp tục tăng như những gì diễn ra trong năm 2021. Tất nhiên, đi kèm với đó là lạm phát và giá cả mọi thứ đi lên.
Cho dù thế nào, tờ New York Times khẳng định bài học thập niên 1980 đã chứng minh thuốc đắng giã tật và nền kinh tế Mỹ rồi sẽ tốt lên hơn nhiều so với thời điểm ảm đạm của tháng 12/2020.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Kết quả bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 đã mang đến những cơn sóng cảm xúc mạnh mẽ cho thị trường chứng khoán.
Dữ liệu lạm phát mới nhất và nhận định từ Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) Jerome Powell đã trở thành tâm điểm chú ý.
Báo cáo Chỉ Số Giá Tiêu Dùng (CPI) tháng 10 của Mỹ vừa được công bố đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các nhà đầu tư và các chuyên gia kinh tế.
Ngày 7/11, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa quyết định giảm lãi suất tham chiếu thêm 0,25%, đưa mức lãi suất xuống khoảng 4,5-4,75%.
FP Markets
FXTM
IC Markets Global
EC Markets
FxPro
TMGM
FP Markets
FXTM
IC Markets Global
EC Markets
FxPro
TMGM
FP Markets
FXTM
IC Markets Global
EC Markets
FxPro
TMGM
FP Markets
FXTM
IC Markets Global
EC Markets
FxPro
TMGM