简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Khi trader mở một giao dịch với sàn môi giới B-Book, sàn môi giới sẽ đặt cược ngược lại với giao dịch của trader và không phòng ngừa rủi ro.
Sàn môi giới B-Book là gì?
Khi trader mở một giao dịch với sàn môi giới B-Book, sàn môi giới sẽ đặt cược ngược lại với giao dịch của trader và không phòng ngừa rủi ro.
Sàn môi giới giữ giao dịch đó trong “nội bộ”.
Chú ý rằng nếu sàn môi giới đặt cược ngược lại với lệnh của trader và không phòng ngừa rủi ro với nhà cung cấp thanh khoản (LP), thì sàn môi giới đang chịu 100% rủi ro với lệnh của trader.
Điều này có nghĩa là nếu giao dịch của trader lỗ 1.000 đô la, thì sàn môi giới sẽ lãi 1.000 đô la.
Nhưng nếu giao dịch của trader lãi 1.000 đô la, thì sàn môi giới sẽ lỗ 1.000 đô la.
Việc ứng dụng mô hình B-Book có vẻ rủi ro do sàn môi giới vẫn có thể lỗ.
Tại sao các sàn môi giới lựa chọn mô hình B-Book, chấp nhận rủi ro thị trường và chịu mất tiền?
Vì hầu hết các trader đều thua lỗ.
Thử nghĩ xem nhé…
Khi giao dịch Forex, khoảng 74-89% tài khoản giao dịch bị lỗ.
Nghĩa là 74-89% các trader đã sai.
Với những trader như vậy, sàn môi giới coi điều này giống với việc chơi trò “Tung đồng xu” và đặt cược “mặt ngửa” với 74-89% lần thắng.
Nếu sàn môi giới biết rằng họ sẽ thắng ít nhất 74% lượt chơi, thì tội gì mà họ không cược ?!
Khả năng sàn môi giới chiến thắng là chắc chắn.
Hãy tưởng tượng rằng bạn là một sàn môi giới Forex, và bạn biết rằng khách hàng của mình sai đến 70% lần cược, liệu bạn có muốn trở thành sàn B-Book không?
Chắc hẳn bạn sẽ sẽ chớp lấy cơ hội này ngay lập tức!
Đây là một tỷ lệ thậm chí còn hời hơn đặt cược vào màu đen khi chơi roulette!
Nếu một sàn môi giới muốn áp dụng mô hình “STP” hoặc “A-Book”, sàn cũng cần phải trả một khoản chênh lệch giá cho LP để phòng ngừa rủi ro giao dịch của trader. Điều này có nghĩa là sàn môi giới sẽ tốn tiền để phòng ngừa rủi ro.
Nhưng tại sao phải phòng ngừa rủi ro nếu hầu hết trader sẽ lỗ?
Các sàn môi giới sẽ áp dụng mô hình “B-Book” vì đây là mô hình mang lại nhiều lợi nhuận hơn.
Cách các sàn ôm lệnh B-Book kiếm tiền
Trader mua từ sàn môi giới và bán cho sàn môi giới. Nếu trader kiếm được tiền, sàn môi giới sẽ lỗ tiền, và ngược lại.
Điều này có nghĩa là khi trader lỗ, sàn môi giới sẽ có lãi.
Và nếu trader lỗ liên tục, thì sàn môi giới đang dần chiếm được ngày càng nhiều số tiền mà trader nạp vào tài khoản giao dịch ban đầu.
Trader hoạt động như những người đánh bạc, và một sàn môi giới B-Book thì đóng vai nhà cái.
Hầu hết các trader mới thường non kinh nghiệm. Vậy nên 80-90% trader lỗ toàn bộ tiền ký quỹ trong vòng 12 tháng là điều hết sức bình thường.
Thậm chí có một quy tắc phổ biến được gọi là “quy tắc 90/90/90”. Quy tắc này nói rằng “90% nhà giao dịch mới lỗ 90% số tiền của họ trong 90 ngày.”
Chưa ai kiểm chứng quy tắc này, nhưng cho dù là 90 ngày hay 12 tháng, hãy tưởng tượng cảnh sàn môi giới B-Book giao dịch với những trader này.
Sàn môi giới chỉ cần ngồi thư giãn và đợi trader thua lỗ và đợi lợi nhuận chảy vào túi họ.
Hãy cùng quan sát ví dụ sau. Giả sử tiền gửi trung bình là $ 1,000, thì đây là số tiền mà một sàn môi giới B-Book kiếm được trong một năm.
Tỷ lệ tiền gửi mà trader lỗ sau 12 tháng | |||||
Số lượng trader | Tổng số tiền gửi | 60% | 70% | 80% | 90% |
100 | $ 100.000 | $ 60.000 | $ 70.000 | $ 80.000 | $ 90.000 |
500 | $500.000 | $ 300.000 | $ 350.000 | $ 400.000 | $ 450.000 |
1.000 | $ 1,000,000 | $ 600.000 | $ 700.000 | $ 800.000 | $ 900.000 |
2.000 | $ 2.000.000 | $ 1.200.000 | $ 1.400.000 | $ 1.600.000 | $ 1.800.000 |
5.000 | $ 5.000.000 | $ 3.000.000 | $ 3.500.000 | $ 4,000,000 | $ 4,500,000 |
10.000 | $ 10,000,000 | $ 6,000,000 | $ 7,000,000 | $ 8,000,000 | $ 9,000,000 |
Quy mô tiền gửi trung bình $ 1,000 là con số khá nhỏ. Ta thấy rằng sàn môi giới B-Book là một mô hình sinh lợi cực kỳ hấp dẫn!
Mô hình này thậm chí có thể sinh lợi hơn nữa nếu các sàn môi giới thu hút được trader đặt cọc số tiền lớn hơn.
Chỉ vì các sàn môi giới B-Book kiếm được lợi nhuận khi trader lỗ nhưng KHÔNG nhất thiết là sàn môi giới MONG MUỐN trader thua lỗ.
Quả thật là khi trader lỗ thì sàn môi giới B-Book sẽ là bên hưởng lợi. Thế nhưng, có không ít những lời đồn đại về sàn môi giới B-Book bắt nguồn từ sàn môi giới A-Book, bên muốn chiếm thị phần trong ngành giao dịch hoặc từ những trader thường xuyên dịch thất bại.
Nếu một sàn ôm lệnh B-Book chỉ có một trader, thì rõ ràng, sàn môi giới này sẽ không muốn trader DUY NHẤT này có lãi.
Điều đó có nghĩa là sàn môi giới sẽ luôn ở bên lỗ cuộc và sẽ hoạt động không có lãi. Vì vậy, trong trường hợp cụ thể này, sàn môi giới muốn trader duy nhất của mình thua lỗ.
Tuy nhiên, các sàn môi giới không chỉ có một trader mà có rất nhiều trader.
Điều mà các sàn môi giới B-Book thực sự MUỐN là bỏ túi khoản chênh lệch giá VÀ không phải phòng ngừa rủi ro (vì việc phòng ngừa rủi ro là một khoản tốn kém).
Vấn đề ở đây là sàn môi giới đặt cược ngược lại với các giao dịch của trader nên sàn phải chịu rủi ro thua lỗ.
Và nếu sàn môi giới không muốn chịu rủi ro này, sàn phải phòng ngừa trừ khi…
Điều mà sàn ôm lệnh B-Book thích làm Một số lượng lớn trader có quy mô giao dịch giống nhau.
Các sàn môi giới B-Book thích có nhiều trader có quy mô giao dịch tương tự nhau, những trader thường xuyên giao dịch nhất và mở các vị thế mua và bán với số lượng bằng nhau để sàn môi giới có thể thực hiện ngược lại từng giao dịch của họ.
Điều này giúp sàn môi giới bỏ túi khoản chênh lệch giá cho cả hai bên trader mà không phải chịu bất kỳ rủi ro thị trường nào vì các vị thế đã bù trừ lẫn nhau.
Ví dụ, một trader A muốn mua 10.000 đơn vị GBP / USD, vì vậy sàn môi giới đưa ra giá bán 1.4105. Đồng thời, trader B muốn bán 10.000 đơn vị GBP / USD, vì vậy sàn môi giới đưa ra mức giá chào mua là 1.4103.
Sàn môi giới mua GBP / USD với giá 1.4103 từ trader B và bán GBP / USD với giá 1.4105 cho A, bỏ túi 0,0002 hoặc 2 pips từ giá chênh lệch.
Bởi cả hai lệnh đều có cùng khối lượng (10.000 đơn vị), chúng bù trừ cho nhau dẫn tới sàn môi giới không phải chịu bất kỳ rủi ro thị trường nào!
Thực hiện những giao dịch như thế này cả nghìn tỷ lần một ngày là công việc ưa thích của sàn môi giới.
Sàn môi giới yêu cá, nhưng không yêu cá voi (whales).
Các sàn môi giới B-Book không thích những trader đặt cược lớn hay còn gọi là “cá voi”.
Trong thuật ngữ của trò cờ bạc, cao thủ còn được gọi là cá voi, là một con bạc luôn đặt cược số tiền “khủng” tại sòng bạc.
Hãy tưởng tượng sàn môi giới như là một sòng bạc. Sàn môi giới không muốn trader giao dịch quá lớn đến mức chỉ một giao dịch cá nhân có thể khiến sàn môi giới chịu quá nhiều rủi ro thị trường dẫn tới ‘phá sản’ hoặc “sập nhà cái”.
Sàn môi giới B-Book chỉ thích các trader giao dịch thường xuyên với quy mô giao dịch tương tự nhau.
Ví dụ: Sàn môi giới muốn có 100 trader trung bình giao dịch 5 lô nhỏ hơn là 98 trader giao dịch 3 lô nhỏ và thêm 2 trader cá voi giao dịch 20 lô tiêu chuẩn cùng một lúc.
Điều này cho phép sàn môi giới bù trừ các giao dịch với nhau thay vì chịu rủi ro thị trường.
Ngoài ra, điều này làm giảm số vốn mà một sàn môi giới cần phải để dành (số vốn sử dụng để trả thưởng) bởi các trader cơ bản đang tự tạo ra một thị trường giao dịch.
Điều mà các sàn môi giới B-Book yêu thích nhất là khi trader giao dịch liên tục và không lãi quá nhiều, cũng không lỗ quá nhiều.
Kịch bản lý tưởng cho sàn ôm lệnh B-Book là khi một nửa trader mở vị thế mua và một nửa còn lại mở vị thế bán. Và những trader này thường xuyên đặt cược đối lập nhau.
Điều này có nghĩa là tất cả các vị thế đều bù trừ lẫn nhau và sàn môi giới không phải chịu bất kỳ rủi ro thị trường nào. Sàn môi giới cũng không cần dự trữ nhiều vốn bởi khoản lãi thu được từ những trader thua cuộc được dùng để trả thưởng cho những trader thắng.
Sàn môi giới sẽ liên tục kiếm tiền từ chênh lệch giá (và phí qua đêm) cũng như không cần lo lắng về việc phá sản.
Điều mà các sàn môi giới B-Book không thích
Các sàn môi giới B-Book không hoàn toàn thích kịch bản trader lãi liên tục.
Những trader này sẽ tăng số dư tài khoản theo thời gian và mở các quy mô vị thế ngày càng lớn hơn.
Sau cùng, những giao dịch này trở nên quá lớn, buộc sàn môi giới chịu rủi ro và những giao dịch này cần được phòng ngừa rủi ro (A-Booked).
Hãy nhớ rằng việc phòng ngừa rủi ro là một khoản tốn kém. Và vì giao dịch hiện đã được phòng ngừa rủi ro, sàn môi giới sẽ không kiếm được tiền khi trader lỗ nữa. Vì vậy, doanh thu của sàn môi giới bây giờ chỉ giới hạn từ khoản chênh lệch giá (và phí qua đêm nếu các trader để vị thế mở qua đêm).
Sàn môi giới cũng không thích trader nhà nghề vì họ đang lấy tiền từ những trader khác.
Sàn ôm lệnh B-Book thích rằng những khoản lợi nhuận đó được chuyển đến đồng đều hơn từ các trader vì việc này đồng nghĩa sàn đang tiếp tục bỏ túi khoản chênh lệch giá từ một nhóm trader lớn hơn.
Đó là tất cả những điều mà sàn môi giới B-Book thích, nhưng lại là điều kiêng kỵ đối với sàn môi giới A-Book.
Mỗi một trader thua lỗ, thì lợi nhuận tiềm năng của sàn môi giới A-Book cũng mất đi vĩnh viễn.
Tuy rằng có một lượng lớn trader mới mở tài khoản, nhưng số lượng trader tham gia thị trường Forex là hữu hạn. Liệu mô hình sàn môi giới A-Book chặt chẽ có bền vững dài hạn hay không?
Để hoạt động như một sàn môi giới A-Book 100% quả là cực kỳ khó. Với tỷ suất lợi nhuận quá eo hẹp, thật khó để mô hình A-Book kiếm được nhiều tiền. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi các sàn môi giới sử dụng mô hình B-Book như một nguồn thu nhập bổ sung.
Tuy nhiên, mô hình B-Book cũng có thách thức về mặt quản lý rủi ro. Đặc biệt là khi có nhiều trader mở vị thế theo cùng một hướng và có lãi.
Nếu trader lãi đủ lớn, thì khoản lỗ sàn môi giới phải chịu có thể dẫn đến phá sản.
Đó là lý do tại sao hầu hết các sàn môi giới sử dụng kết hợp mô hình B-Book và A-Book, hay còn được gọi là “mô hình kết hợp” (hybrid model).
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Sẽ có những ngày bạn hoàn toàn không hiểu tại sao thị trường không chuyển động theo tin tức hoặc hệ thống gặp vấn đề gì.
“Kiên nhẫn là mấu chốt của mọi thành công. Gà con là do ấp trứng mà có, đập vỡ trứng không thể có được gà con” Arnold H. Glasgow.
Bất cứ một nhà đầu tư sành sỏi nào trên phố Wall cũng sẽ nói với bạn rằng không có công thức chung nào cho việc giao dịch Forex. Không một hệ thống giao dịch nào có tỉ lệ chiến thắng 100% cả.
Mặc dù bạn đã học qua tất cả các bài học rồi nhưng hãy nhớ rằng hệ thống giao dịch hoạt động tốt hay không phụ thuộc vào bản thân trader.
GO MARKETS
IQ Option
OANDA
IC Markets Global
Tickmill
Pepperstone
GO MARKETS
IQ Option
OANDA
IC Markets Global
Tickmill
Pepperstone
GO MARKETS
IQ Option
OANDA
IC Markets Global
Tickmill
Pepperstone
GO MARKETS
IQ Option
OANDA
IC Markets Global
Tickmill
Pepperstone