简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Ngoài các sàn giao dịch ngoại hối là “A-Book” (sàn chuyển lệnh) và “B-Book” (sàn ôm lệnh), bạn cũng có thể bắt gặp thuật ngữ “C-Book”.
“C-Book” là thuật ngữ được sử dụng để miêu tả các “chiến lược quản lý rủi ro” mà các sàn giao dịch ngoại hối và CFD sử dụng để phân biệt với các thuật ngữ A-Book hay B-Book.
Theo quan điểm của chúng tôi, “C-Book” chỉ là một từ chuyên ngành marketing. Nó không phải là một phương pháp khác biệt mà sàn giao dịch sử dụng để quản lý rủi ro, mà đó là một thuật ngữ mơ hồ để miêu tả những thay đổi hoặc điều chỉnh của lệnh A-Book và B-Book.
Như bạn thấy, “lệnh C-Book” không hẳn được các sàn giao dịch sử dụng để quản lý rủi ro mà để thử nghiệm và kiếm nhiều tiền hơn cho chính họ.
Những phương thức lệnh này cũng gây nhiều tranh cãi và đặt nhiều câu hỏi xung quanh liệu các sàn giao dịch ngoại hối có nên thực hiện chúng hay không. Chúng tôi sẽ để câu hỏi này cho bạn tự đánh giá.
Trong bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu 3 dạng của “C-Booking” (chiến lược phòng ngừa rủi ro):
· Partial hedging (phòng ngừa rủi ro một phần)
· “Overhedging” (phòng ngừa rủi ro vượt quá)
· “Reverse hedging” (phòng ngừa rủi ro đảo ngược)
Partial Hedge (phòng ngừa rủi ro một phần)
Loại hình phổ biến nhất của “lệnh C-Book” là phòng ngừa rủi ro một phần lệnh giao dịch của khách hàng.
Sàn giao dịch có thể phòng ngừa rủi ro thị trường một phần chứ không thể hoàn toàn. Phương pháp này sẽ làm giảm chứ không thể loại trừ, những biến động về tỷ giá mà bất lợi với giao dịch đang được phòng ngừa rủi ro.
Rủi ro mà chưa được bảo vệ còn được gọi là rủi ro tồn đọng, đem lại cho các sàn giao dịch cơ hội kiếm lợi nhuận NẾU tỷ giá biến động theo hướng như họ đã dự đoán.
Hãy coi chiến lược quản lý rủi ro này là “A-Book một phần” và “B-Book một phần”.
Về cơ bản, sàn giao dịch đã vừa chuyển (A-Book) một tỷ lệ rủi ro nhất định cho nhà cái và ôm (B-Book) phần rủi ro còn lại.
Hãy cùng phân tích một ví dụ khi mà sàn giao dịch phòng ngừa 50% rủi ro cho giao dịch của khách hàng.
Elsa mở một lệnh mua cặp tiền EUR/USD ở mức 1.2001.
Khối lượng giao dịch của cô ấy là 1.000.000 đơn vị tương đương với 10 lot tiêu chuẩn. Điều này có nghĩa là cứ 1 pip lên xuống tương đương với 100 USD.
Sàn giao dịch phòng ngừa 50% rủi ro bằng cách mở một lệnh mua 500.000 EUR/USD với một LP (nhà cung cấp thanh khoản hay còn gọi là nhà cái) ở mức 1.2000.
(Nếu sàn giao dịch mua hết toàn bộ 1.000.000 đơn vị, trường hợp này sẽ được gọi là A-Book (chuyển lệnh), bởi vì 100% giao dịch được phòng ngừa rủi ro).
Tỷ giá cặp tiền EUR/USD tăng.
Elsa muốn kiếm lời và đã đóng giao dịch của mình ở mức 1.2101, và cô đã lãi được 100 pips tương đương với 10.000 USD (100 USD x 100 pips).
Như vậy, sàn giao dịch sẽ lỗ 10.000 USD.
Nếu sàn giao dịch ôm (B-Book) tất giao dịch của Elsa, họ sẽ phải gánh toàn bộ khoản lỗ.
Nhưng may thay, họ đã phòng ngừa rủi ro một phần cho giao dịch của Elsa.
Mặc dù giao dịch được phòng ngừa rủi ro thu lời được 102 pips, nhưng bởi vì khối lượng giao dịch là 500.00 (một nửa của 1.000.000), lợi nhuận là 5.100 USD.
Khoản lời từ LP (nhà cái) này giúp sàn giao dịch giúp gánh được phần thua lỗ đến từ giao dịch của Elsa, do đó lỗ ròng là 4.900 USD (thay vì là toàn bộ 10.000).
Ngược lại, nếu tỷ giá cặp tiền EUR/USD giảm, lợi nhuận sàn giao dịch kiếm được từ giao dịch của Elsa cũng giảm do khoản lỗ phát sinh từ việc giao dịch ấy đã được phòng ngừa rủi ro.
Ở ví dụ này, Elsa mở một lệnh mua cặp tiền EUR/USD ở mức 1.2001.
Sàn giao dịch phòng ngừa 50% rủi ro bằng cách mở một lệnh mua 500.000 EUR/USD với một LP (nhà cái) ở mức giá 1.2000.
Tỷ giá cặp tiền EUR/USD giảm.
Elsa đặt lệnh stop-loss (cắt lỗ) và đóng giao dịch của mình ở mức 1.1951, và cô đã bị lỗ mất 50 pips tương đương với 5.000 USD.
Như vậy, sàn giao dịch sẽ lời 5.000 USD.
Nếu sàn giao dịch ôm (B-Book) toàn bộ giao dịch của Elsa, họ sẽ giữ toàn bộ khoản lời này.
Nhưng không được như vậy do giao dịch của Elsa đã được phòng ngừa rủi ro một phần.
Giao dịch đã được phòng ngừa rủi ro lỗ 48 pips. Bởi vì khối lượng giao dịch là 500.000 (một nửa của 1.000.000) cho nên khoản lỗ là 2.400 USD.
Sàn giao dịch phải chịu khoản lỗ này từ LP (nhà cái) cho nên một phần lợi nhuận từ giao dịch của Elsa cho họ cũng bị giảm, do đó lãi ròng là 2.600 USD (thay vì toàn bộ 5.000 USD).
Đến đây bạn đã biết được một sàn giao dịch có thể phòng ngừa rủi ro hoàn toàn (=100%) cho giao dịch của khách hàng, được gọi là A-Book, và phòng ngừa rủi ro một phần (>100%) giao dịch của khách hàng, được gọi là C-Book.
“Overhedge” (phòng ngừa rủi ro vượt quá)
C-Booking (chiến lược quản lý rủi ro) không chỉ giới hạn ở mỗi hình thức phòng ngừa rủi ro một phần.
Một hình thức khác của C-Booking đó là khi sàn giao dịch cũng có thể lựa chọn “overhedge” (phòng ngừa rủi ro vượt quá), nghĩa là họ có thể phòng ngừa hơn 100% rủi ro cho giao dịch của khách hàng.
Ví dụ, thay vì phòng ngừa 100% rủi ro cho giao dịch, họ có thể đẩy con số ấy lên 110%.
Thay vì là “C-Book), một cái tên chính các hơn cho hình thức này có lẽ là ”A-Book+.
Vì sao sàn giao dịch lại muốn làm như vậy?
Nếu sàn giao dịch nhận thấy giao dịch của khách hàng sẽ sinh lời, họ có thể “đi đường dài” và cùng tạo thêm càng nhiều lợi nhuận với khách hàng ấy.
Esla mở một lệnh mua 1.000.000 EUR/USD ở mức 1.2001, điều này nghĩa là sàn giao dịch hiện đang bán 1.000.000 EUR/USD.
Lúc này sàn giao dịch có thể quyết định:
Không phòng ngừa rủi ro (B-Book)
. Phòng ngừa rủi ro một phần (C-Book)
. Phòng ngừa 100% rủi ro (A-Book)
. Phòng ngừa trên 100% rủi ro (C-Book)
Hệ thống sàn giao dịch ghi nhận Elsa là một người am hiểu nên đã chọn lựa chọn thứ 4.
Sàn giao dịch đã quyết định phòng ngừa 110% rủi ro.
Sàn giao dịch quyết định mua 1.100.000 EUR/USD với một LP (nhà cái) ở mức 1.2000.
Nếu sàn giao dịch chuyển lệnh (A-Book) giao dịch (nghĩa là phòng ngừa 100% rủi ro), họ sẽ mua 1.000.000.
Thay vào đó, sàn giao dịch đã mua 1.000.000 cộng thêm 100.000 đơn vị tương đương với 110% khối lượng giao dịch của Elsa.
Elsa đã dự đoán đúng và tỷ giá cặp tiền EUR/USD tăng.
Cô đóng giao dịch của mình để thu về khoản lời 100 pips tương đương với 10.000 USD.
Như vậy rõ ràng điều này có nghĩa là sàn giao dịch sẽ bị lỗ 10.000 USD.
Nhưng khoan… hãy còn đó khoản lãi/lỗ với LP (nhà cái).
Bởi vì sàn giao dịch đã “overhedge” (phòng ngừa rủi ro vượt quá) và có khối lượng giao dịch lớn hơn với LP (nhà cái), lợi nhuận họ kiếm được từ LP (nhà cái) vượt quá khoản lỗ từ giao dịch của Elsa.
Sàn giao dịch đã có thể kiếm lời từ hình thức này.
Dù vậy chiến lược “overhedging” (phòng ngừa rủi ro vượt quá) này không phải là không tiềm ẩn những rủi ro.
Hãy xem xem điều gì sẽ xảy ra nếu khách hàng bị thua lỗ.
Trong tường hợp này, tỷ giá cặp tiền EUR/USD giảm và Elsa đóng giao dịch với khoản lỗ 10.000 USD.
Như vậy rõ ràng điều này đồng nghĩa sàn giao dịch sẽ lời 10.000 USD.
Nhưng khoan… hãy còn đó khoản lãi/lỗ với bên LP (nhà cái).
Bởi vì sàn giao dịch đã “overhedge” (phòng ngừa rủi ro vượt quá) và có khối lượng giao dịch lớn hơn bên LP (nhà cái), nên khoản lỗ họ phải chịu với bên LP (nhà cái) vượt quá khoản lời thu được từ giao dịch của Elsa.
Đây là một sự đánh đổi khi sàn giao dịch phòng ngừa rủi ro vượt quá 100%.
Sàn giao dịch sẽ đối mặt với nguy cơ thua lỗ nhiều hơn nếu khách hàng có những quyết định sai lầm.
“Reverse Hedge” (phòng ngừa rủi ro đảo ngược)
Một loại hình khác của C-Booking đó là khi sàn giao dịch “reverse hedge” (phòng ngừa rủi ro đảo ngược) giao dịch của khách hàng một phần hoặc toàn bộ.
Chiến lược này được thực hiện dựa trên giả định rằng giao dịch đó của khách hàng chỉ toàn thấy lỗ, sàn giao dịch có thể kiếm tiền bằng cách không chỉ ôm lệnh (B-Book) mà còn THÊM vào lệnh đã ôm!
Thay vì là một biến thể của chiến lược “C-Book”, một tên gọi chính xác cho loại hình này là “B-Book+”.
Về cơ bản, sàn giao dịch sẽ không cố gắng phòng ngừa hay chuyển giao rủi ro thị trường mà cố tình chấp nhận càng nhiều rủi ro hơn!
Khi một sàn giao dịch lựa chọn “reverse hedge” (phòng ngừa rủi ro đảo ngược) toàn bộ giao dịch của khách hàng, về cơ bản điều này đang làm tăng rủi ro khi ôm lệnh (B-Book) của họ.
Elsao mua 1.000.000 EUR/USD với mức 1.2001.
Bởi vì sàn giao dịch là bên đối tác của Elsa nên họ sẽ bán 1.000.000 EUR/USD.
Sàn giao dịch hiện đang đối mặt với rủi ro thị trường (nếu tỷ giá EUR/USD tăng).
Nếu chỉ dừng ở đây có nghĩa là sàn giao dịch đang thực hiện ôm lệnh (B-Book).
Nhưng liệu sàn giao dịch ấy có muốn chuyển lệnh (A-Book) và phòng ngừa rủi ro hoàn toàn?
Câu trả lời là không.
Hệ thống sàn giao dịch ghi nhận Elsa đầu tư toàn lỗ, vì thế thay vì phòng ngừa rủi ro một phần hay hoàn toàn với một bên LP (nhà cái), họ quyết định “reverse hedge” (phòng ngừa đảo ngược) 50% rủi ro trong giao dịch của Elsa.
Do đó thay vì mua cặp tiền EUR/USD để tránh những rủi ro thị trường, sàn giao dịch sẽ bán 500.000 đơn vị cho bên LP (nhà cái)!
Hãy nhớ rằng ở trước đó sàn giao dịch đã bán 1.000.000 đơn vị từ giao dịch của Elsa. Nhưng sau đó họ còn TĂNG THÊM rủi ro khi bán thêm 500.000 đơn vị nữa cho bên LP (nhà cái).
Trong trường hợp này, sàn giao dịch đã dự đoán đúng.
Tỷ giá cặp tiền EUR/USD giảm.
Elsa đóng giao dịch của mình với một khoản lỗ, trong khi đó lại là khoản lời cho sàn giao dịch.
Tuy nhiên cùng lúc đó giao dịch với bên LP (nhà cái) cũng đem về lợi nhuận.
Miễn là sàn giao dịch lựa chọn chính xác giao dịch nào nên phòng ngừa rủi ro đảo ngược, chiến lược này có thể đem về rất nhiều lợi nhuận.
Nhưng nếu lựa chọn sai, rủi ro mà họ phải đối mặt thậm chí còn lớn hơn nếu sàn giao dịch ấy ôm lệnh (B-Book) và điều này sẽ càng thua lỗ nhiều hơn.
Đây là một tình huống không hề có lợi đối với sàn giao dịch.
Elsa mua 1.000.000 EUR/USD ở mức 1.20021.
Bởi vì sàn giao dịch là bên đối tác của Elsa nên họ hiện đang bán 1.000.000 EUR/USD.
Thay vì mua EUR/USD để phòng ngừa rủi ro thị trường, sàn giao dịch đó quyết định bán 500.000 đơn vị cho bên LP (nhà cái).
Hãy nhớ rằng trước đó họ đã bán 1.000.000 đơn vị từ giao dịch của Elsa. Nhưng sau đó họ còn TĂNG THÊM rủi ro khi bán thêm 500.000 đơn vị nữa cho bên LP (nhà cái).
Tỷ giá cặp tiền EUR/USD tăng.
Elsa đóng giao dịch với một khoản lời, đồng nghĩa sàn giao dịch bị lỗ.
Nếu sàn giao dịch chuyển lệnh (A-Book) và mở một giao dịch có phòng ngừa rủi ro với bên LP (nhà cái), họ sẽ kiếm được lời từ bên LP (nhà cái) để có thể bù đắp cho khoản lỗ từ giao dịch của Elsa.
Thay vào đó, giao dịch của họ với bên LP (nhà cái) cũng bị thua lỗ.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Sẽ có những ngày bạn hoàn toàn không hiểu tại sao thị trường không chuyển động theo tin tức hoặc hệ thống gặp vấn đề gì.
“Kiên nhẫn là mấu chốt của mọi thành công. Gà con là do ấp trứng mà có, đập vỡ trứng không thể có được gà con” Arnold H. Glasgow.
Bất cứ một nhà đầu tư sành sỏi nào trên phố Wall cũng sẽ nói với bạn rằng không có công thức chung nào cho việc giao dịch Forex. Không một hệ thống giao dịch nào có tỉ lệ chiến thắng 100% cả.
Mặc dù bạn đã học qua tất cả các bài học rồi nhưng hãy nhớ rằng hệ thống giao dịch hoạt động tốt hay không phụ thuộc vào bản thân trader.
TMGM
FP Markets
STARTRADER
EC Markets
OANDA
HFM
TMGM
FP Markets
STARTRADER
EC Markets
OANDA
HFM
TMGM
FP Markets
STARTRADER
EC Markets
OANDA
HFM
TMGM
FP Markets
STARTRADER
EC Markets
OANDA
HFM