简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:FED có lẽ là tổ chức tài chính quyền lực nhất thế giới, là nơi duy nhất được in tiền (đô la Mỹ), đưa ra các chính sách tiền tệ không chỉ ảnh hưởng tới Hoa Kỳ mà còn rất nhiều quốc gia khác. Kể cả bạn là một trader lâu năm hay chỉ là một trader mới vào nghề thì hẳn cũng đã từng nghe về FED. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu rõ về Tổ chức tầm cỡ này chưa?
FED có lẽ là tổ chức tài chính quyền lực nhất thế giới, là nơi duy nhất được in tiền (đô la Mỹ), đưa ra các chính sách tiền tệ không chỉ ảnh hưởng tới Hoa Kỳ mà còn rất nhiều quốc gia khác. Kể cả bạn là một trader lâu năm hay chỉ là một trader mới vào nghề thì hẳn cũng đã từng nghe về FED. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu rõ về Tổ chức tầm cỡ này chưa?
1. FED là gì?
Cục Dự trữ Liên bang (tiếng Anh: Federal Reserve System – Fed) hay Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ. Bắt đầu hoạt động năm 1913 theo “Đạo luật Dự trữ Liên bang” của Quốc hội Hoa Kỳ thông qua ngày 23 tháng 12 năm 1913, chủ yếu là để phản ứng với một loạt các hoảng loạn tài chính, đặc biệt là đợt hoảng loạn nghiêm trọng năm 1907. Theo thời gian, các vai trò và nhiệm vụ của Fed đã được mở rộng và cấu trúc của nó đã thay đổi. Các sự kiện như Đại suy thoái thập niên 1930 là các nhân tố chính dẫn đến các thay đổi hệ thống.
2. Sự ra đời của FED
Vào năm 1791, Người đại diện của gia tộc Rothschild, ông Alexander Hamilton đã trình lên Quốc hội đề xuất thành lập First Bank of the United States (BUS1) nhằm mục đích giải quyết những vấn đề về tiền tệ. BUS 1 được tổng thống Washington ký thông qua và đi vào hoạt động trong 20 năm (1791 – 1812).
Vào năm 1812, khi cuộc chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Anh nổ ra, Hoa Kỳ đã gặp rất nhiều khó khăn và các ngân hàng Hoa Kỳ gần như mất khả năng thanh toán do tình trạng nợ và chi phí hoạt động quân sự.
Trước tình cảnh đó, Hoa Kỳ một lần nữa thành lập Ngân hàng trung ương – Second Bank of the United States (BUS2) sau khi tổng thống Madison đặt bút ký thông qua với thời gian hiệu lực là 20 năm (1816 – 1836).
Sau nhiều cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, đặc biệt là cuộc khủng hoảng của hệ thống ngân hàng năm 1907, Quốc hội Hoa Kỳ đã nhận thấy những yếu kém của hệ thống tài chính và đặt ra mục tiêu cải cách hệ thống ngân hàng và thiết lập một cơ chế giám sát ngân hàng có hiệu quả hơn.
Sau nhiều cuộc họp thảo luận vô cùng kỹ lưỡng, vào ngày 23/12/1913, Tổng thống Wilson đã ký quyết định thông qua “Đạo luật Dự trữ liên bang”, chính thức thành lập Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve System – FED) hay còn gọi là Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.
3. Cơ cấu tổ chức của FED
Cơ cấu tổ chức của FED bao gồm:
- Hội đồng Thống đốc gồm 7 thành viên, nhiệm kỳ 14 năm, do Tổng thống Mỹ chỉ định.
- Ủy ban Thị trường mở (FOMC).
- Các ngân hàng của FED (12 ngân hàng) được đặt tại các thành phố lớn
- Các ngân hàng thành viên
Trong đó:
Hội đồng Thống đốc gồm 7 thành viên được đề cử bởi Tổng thống, và do Thượng viện thông qua, đây chính là những người sẽ đưa ra các quyết định quan trọng về chính sách tiền tệ
Ủy ban thị trường mở FOMC gồm 7 thành viên của Hội đồng Thống đốc cùng 5 chủ tịch ngân hàng chi nhánh, với nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường mở.
12 ngân hàng dự trữ liên bang khu vực (12 chi nhánh) được đặt tại Boston, New York, Philadelphia, Cleveland, Richmond, Atlanta, Chicago, St. Louis, Minneapolis, Kansas City, Dallas và San Francisco sẽ thực hiện các nhiệm vụ còn lại.
4. Vai trò của FED
Vai trò chính sách tiền tệ của Fed được nêu cụ thể trong Đạo luật Dự trữ Liên bang sửa đổi năm 1977 với các nhiệm vụ chính như sau:
• Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tạo việc làm cho công dân Hoa Kỳ, ổn định giá cả và điều chỉnh lãi suất dài hạn.
• Duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ thống có thể phát sinh trên thị trường tài chính. Bình ổn giá cả cùng các sản phẩm và dịch vụ để khuyến khích tăng trưởng kinh tế.
• Giám sát các tổ chức ngân hàng đảm bảo hệ thống tài chính an toàn, vững vàng và bảo đảm quyền tín dụng của người tiêu dùng.
• Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản có giá trị, các tổ chức chính thức nước ngoài, và chính phủ Hoa Kỳ, đóng vai trò chủ chốt trong vận hành hệ thống chi trả quốc gia.
5. Tính pháp lý và vị trí trong chính quyền của FED
Chủ tịch của Fed hiện tại là Jerome Powell, ông được Tổng thống Donald Trump đề cử vào vị trí vào ngày 2 tháng 11 năm 2017, là người đứng đầu của Cục Dự trữ Liên bang.
Chủ tịch Fed là đại diện của Hội đồng Thống đốc và phải chịu sự chất vấn của Nghị viện Hoa kỳ 2 lần/năm về tình trạng của nền kinh tế và chính sách tiền tệ.
Ngoài việc chủ trì các cuộc họp và đặt ra chương trình nghị sự, về cơ bản chủ tịch Fed không có quyền lực gì hơn so với 6 Thống đốc còn lại. Các quyết định của Fed được đưa ra dựa trên sự đồng thuận, và theo luật thì ý kiến của chủ tịch không có thêm trọng lượng gì cả.
Các bộ phận của Cục dự trữ liên bang – Fed có tư cách pháp lý khác nhau.
5.1 Hội đồng Thống đốc
Đây là thành phần quan trọng nhất, chủ chốt trong bộ máy hoạt động của Fed:
• Bao gồm 7 thành viên được chỉ định bởi Tổng thống Hoa Kỳ và Quốc hội phê chuẩn.
• Thành viên của hội đồng làm việc trong nhiệm kỳ 14 năm và chỉ rời chức vụ khi mãn hạn (trừ khi bị phế truất bởi Tổng thống) và không phục vụ quá một nhiệm kỳ.
• Đây là cơ quan độc lập với chính phủ liên bang.
• Không nhận tài trợ của chính phủ.
• Các thành viên hội đồng theo cơ chế dân chủ, độc lập và không phải chấp hành yêu cầu của hệ thống lập pháp cũng như hành pháp.
• Chịu trách nhiệm về việc xây dựng và cụ thể hóa chính sách tiền tệ.
• Giám sát và quy định hoạt động của 12 Ngân hàng dự trữ liên bang và hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ nói chung.
5.2 Ủy ban thị trường mở liên bang – FOMC
• Đây là cơ quan thiết lập chính sách tiền tệ của nền kinh tế lớn nhất thế giới – Hoa Kỳ.
• Bao gồm 7 Thống đốc trong Hội đồng quản trị và 5 Chủ tịch Ngân hàng dự trữ liên bang.
• FOMC đóng vai trò vô cùng quan trọng và thực thi những nhiệm vụ có sức ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế.
• FOMC thực hiện 8 cuộc họp mỗi năm để ấn định lãi suất, tăng giảm nguồn cung lưu thông tiền tệ.
• Những quyết định của FOMC thường ảnh hưởng đến các khoản tín dụng cũng như mức lãi suất đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
5.3 Các ngân hàng dự trữ liên bang (Federal Reserve Banks)
Có 12 ngân hàng dự trữ liên bang nằm rải rác trên khắp Hoa Kỳ được sở hữu bởi các ngân hàng thành viên (mỗi ngân hàng thành viên giữ cổ phần không có khả năng chuyển nhượng).
Theo Tòa án tối cao Mỹ, các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực không phải là công cụ của Chính phủ liên bang, chúng là các ngân hàng độc lập, sở hữu tư nhân và hoạt động theo luật pháp ở địa phương.
Phán quyết trên cũng cho rằng, các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực có thể được coi là công cụ của Chính phủ liên bang theo một số mục đích nhất định.
Các ngân hàng sở hữu Ngân hàng dự trữ liên bang là của tư nhân và rất nhiều trong số đó có cổ phiếu phát hành trên thị trường.
Giấy bạc do Fed phát hành là nguồn cung tiền tệ và chúng được đưa vào lưu thông qua các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực.
6. Các công cụ tác động đến chính sách tiền tệ của FED
- Thay đổi lãi suất: cũng chính vì USD là đồng tiền chủ chốt của thế giới, nên việc thay đổi lãi suất sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chính sách tiền, tới các hoạt động của kinh tế và doanh nghiệp.
- Mua và bán trái phiếu chính phủ: việc mua trái phiếu chính phủ sẽ làm tăng lượng tiền lưu thông, điều này dẫn đến lãi suất giảm cũng như kích thích việc chi tiêu và vay ngân hàng gia tăng. Nên trong trường hợp ngược lại khi FED bán trái phiếu sẽ làm lượng tiền lưu thông ít đi, khiến cho lãi suất tăng cao, gây khó khăn cho ngành tài chính.
- Quy định lượng tiền mặt dự trữ: Fed có rất nhiều các ngân hàng cấp dưới, vì thế khi FED đưa ra các chỉ thị về khối lượng tiền mặt dự trữ sẽ làm cho các ngân hàng này buộc phải tuân thủ. Nếu số lượng dự trữ lớn khi đó phần cho vay sẽ giảm đi, vay mượn khó hơn và lãi suất tăng lên.
----------------------------------------------------------------------------------------
WikiFX là ứng dụng tra cứu sàn môi giới toàn cầu đầu tiên tại Việt Nam. Với kho dữ liệu khổng lồ hơn 25000 broker và sự tin tưởng của hơn 3 triệu người dùng trên toàn thế giới.
*Cảnh báo rủi ro: Trước khi bắt đầu giao dịch, bạn phải hiểu rõ những rủi ro liên quan đến các giao dịch sử dụng đòn bẩy và cần phải có kinh nghiệm cần thiết để làm việc trên thị trường Forex.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Các quan chức Fed đã cho biết họ sẵn sàng giảm lãi suất nếu cần, mặc dù hiện tại chưa cần thiết ngay lập tức. Lập trường dịu dàng này đã được thị trường đón nhận tích cực, dẫn đến áp lực mua vàng gia tăng. Mặc dù rủi ro lạm phát vẫn tiếp tục, kỳ vọng của thị trường về việc cắt giảm lãi suất vào tháng Sáu đã tăng lên 66,3% (tăng 3% kể từ khi công bố PCE). Lãi suất thấp hơn có thể làm tăng sức hấp dẫn của vàng không sinh lời.
USD/JPY giao dịch dưới mức 157.50 do đồng yen Nhật Bản tăng cường sau các cảnh báo từ chính quyền Nhật Bản, mặc dù đồng đô la Mỹ mạnh mẽ và lợi suất trái phiếu Mỹ đang tăng. Can thiệp bị nghi ngờ đã khiến cặp tiền này giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng, các nhà giao dịch cảnh giác với các hành động tiếp theo. Sự phục hồi nhẹ của lợi suất trái phiếu Mỹ hỗ trợ đồng đô la, nhưng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9 có thể hạn chế mức tăng.
Lợi tức Kho bạc Hoa Kỳ nhích cao hơn vào sáng thứ Ba, trước cuộc họp chính sách tháng 12 của Cục Dự trữ Liên bang.
Theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank, động thái được dự đoán rộng rãi của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nhằm đẩy nhanh việc chấm dứt chương trình mua trái phiếu không có khả năng dẫn đến biến động trên thị trường châu Á, theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank.
FP Markets
OANDA
TMGM
GO MARKETS
Vantage
EC Markets
FP Markets
OANDA
TMGM
GO MARKETS
Vantage
EC Markets
FP Markets
OANDA
TMGM
GO MARKETS
Vantage
EC Markets
FP Markets
OANDA
TMGM
GO MARKETS
Vantage
EC Markets