简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Đồng Đô la đã kết thúc năm 2020 trong một vòng xoáy đi xuống vào thứ Năm với việc các nhà đầu tư kì vọng rằng sự phục hồi kinh tế toàn cầu sẽ hút tiền vào các tài sản rủi ro hơn ngay cả khi Hoa Kỳ phải đi vay nhiều hơn để tài trợ cho khoản thâm hụt kép đang gia tăng.
Đồng Đô la đã kết thúc năm 2020 trong một vòng xoáy đi xuống vào thứ Năm với việc các nhà đầu tư kì vọng rằng sự phục hồi kinh tế toàn cầu sẽ hút tiền vào các tài sản rủi ro hơn ngay cả khi Hoa Kỳ phải đi vay nhiều hơn để tài trợ cho khoản thâm hụt kép đang gia tăng.
Đồng Euro ở mức 1,2291 EUR/USD, đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2018 với mức tăng gần 10% trong năm. Các điểm dừng tiếp theo cho xu hướng tăng giá là 1,2413 USD và 1,2476 USD, trên đường đạt đến mức đỉnh năm 2018 ở mức 1,2555 USD.
Đồng Đô la ở mức 103,15 USD/JPY, nhưng đã cố gắng giữ trên mức thấp nhất của tháng 12 là 102,86.
Đồng Đô la cũng giảm so với đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, lần đầu tiên xuống mức 6,4900 USD/CNY kể từ giữa năm 2018, mặc dù các ngân hàng Trung Quốc sau đó được cho là đang mua Đô la để hạn chế mức giảm.
Đồng Bảng đã tăng sau khi các nhà lập pháp thông qua thỏa thuận thương mại hậu Brexit với Liên minh châu Âu. Hiện đồng Bảng ở mức 1,3641 GBP/USD, một mức chưa từng thấy kể từ tháng 5 năm 2018.
So với rổ tiền tệ, đồng Đô la đã giảm xuống 89,643, chạm mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 2018. Chỉ số này giảm 7,2% trong năm và không dưới 13% so với mức đỉnh 102,99 đạt được trong thời gian thị trường hỗn loạn vào giữa tháng 3.
Mục tiêu tiếp theo là 89,277 và sau đó là 88,251, đây là mức thấp tuyệt đối trong năm 2018.
Triển vọng về một năm 2021 tươi sáng hơn đã làm giảm nhu cầu về đồng Đô la an toàn, đồng thời tăng sự thu hút của các tài sản rủi ro hơn, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi.
Thị trường cũng đã lấy lại lý do “thâm hụt kép” để bán đồng Đô la - rằng sự bùng nổ ngân sách và thâm hụt thương mại đồng nghĩa với việc nhiều Đô la được in và chuyển ra nước ngoài hơn.
Từ góc độ này, dự luật kích thích mới của Hoa Kỳ là bất lợi đối với đồng Đô la vì nó làm tăng thêm nợ của quốc gia và Tổng thống đắc cử Joe Biden đang hứa hẹn sẽ có nhiều kích thích hơn nữa vào năm tới.
Nước này cũng có thâm hụt thương mại đạt mức kỷ lục 84,8 tỷ Đô la trong tháng 11 do nhập khẩu tăng mạnh trước đại dịch.
Tương tự như vậy, thâm hụt tài khoản vãng lai tăng lên mức cao nhất trong 12 năm trong quý thứ ba và có sự thiếu hụt lớn trong các giao dịch tài chính ròng do người Mỹ vay nợ nước ngoài nhiều hơn.
Ngược lại, Liên minh châu Âu có thặng dư tài khoản vãng lai khổng lồ, phần lớn là nhờ Đức, do đó, có một dòng vốn tự nhiên vào Euro thông qua thương mại.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Cặp USD/JPY đang giao dịch dưới 157.00, với đồng Yên Nhật mạnh lên do tâm lý rủi ro trong phiên châu Á. Cặp tiền này hiện đang tập trung vào khả năng can thiệp bằng lời nói của Nhật Bản và dữ liệu kinh tế Mỹ sắp tới. Vào thứ Hai, USD/JPY giảm hơn 0.20% và hiện ở mức 156.96, với triển vọng giảm giá có thể tiếp tục.
Tuần này là thời điểm quan trọng cho các thị trường toàn cầu, với các sự kiện kinh tế và chính trị lớn diễn ra ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương.
Dự kiến Cục Dự trữ Liên bang sẽ giữ nguyên lãi suất, điều này có thể hỗ trợ đồng USD và gây áp lực lên giá vàng nếu lập trường diều hâu được thực hiện. Giá vàng tiếp tục giảm sau khi phá vỡ mô hình nêm tăng, với mức hỗ trợ chính ở mức $2250. Chỉ số RSI 14 ngày cho thấy khả năng tiếp tục giảm trừ khi giá phục hồi trên các đường trung bình động 50 ngày và 21 ngày.
Lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm của kho bạc Mỹ tăng, chỉ số chứng khoán Mỹ giảm và giá vàng biến động.
ATFX
IC Markets Global
FxPro
HFM
FXTM
Vantage
ATFX
IC Markets Global
FxPro
HFM
FXTM
Vantage
ATFX
IC Markets Global
FxPro
HFM
FXTM
Vantage
ATFX
IC Markets Global
FxPro
HFM
FXTM
Vantage