简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2028, sớm hơn 5 năm so với ước tính trước đây do sự phục hồi tương phản của hai quốc gia sau đại dịch Covid-19, theo báo cáo của một tổ chức nghiên cứu của Anh.
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR), một trong những tổ chức tư vấn kinh tế hàng đầu của Anh cho biết trong một báo cáo thường niên được công bố hôm thứ Bảy (26/12) rằng: “Trong một số thời điểm, chủ đề bao trùm của kinh tế toàn cầu là cuộc đấu tranh kinh tế và quyền lực mềm giữa Mỹ và Trung Quốc. Đại dịch Covid-19 và thảm họa kinh tế tương ứng chắc chắn đã nghiêng về sự cạnh tranh này có lợi cho Trung Quốc”.
CEBR cho biết, Trung Quốc đã “quản lý khéo léo đại dịch”, với việc phong tỏa sớm nghiêm ngặt và tác động đến tăng trưởng dài hạn ở phương Tây dẫn đến hiệu quả kinh tế tương đối của Trung Quốc đã được cải thiện.
Trung Quốc dự kiến tăng trưởng kinh tế trung bình ở mức 5,7%/năm từ năm 2021 - 2025 trước khi chậm lại 4,5%/năm từ năm 2026 - 2030.
Mặc dù Mỹ có khả năng sẽ có một sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch vào năm 2021, nhưng tốc độ tăng trưởng của nước này sẽ chậm lại còn 1,9%/năm từ năm 2022 đến năm 2024, và sau đó là 1,6% cho các năm sau đó.
Nhật Bản sẽ vẫn là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới cho đến đầu những năm 2030 khi bị Ấn Độ vượt mặt, đẩy Đức từ vị trí thứ tư xuống thứ năm, báo cáo của CEBR cho thấy.
Anh hiện là nền kinh tế lớn thứ năm theo thước đo của CEBR, sẽ tụt xuống vị trí thứ sáu từ năm 2024.
Tuy nhiên, mặc dù bị ảnh hưởng vào năm 2021 từ việc rút khỏi thị trường chung Liên minh châu Âu, GDP của Anh tính theo đồng USD được dự báo sẽ cao hơn 23% so với của Pháp vào năm 2035, nhờ sự dẫn đầu của Anh trong nền kinh tế kỹ thuật số ngày càng quan trọng.
Châu Âu hiện đang chiếm 19% sản lượng trong 10 nền kinh tế toàn cầu hàng đầu vào năm 2020 nhưng con số này sẽ giảm xuống còn 12% vào năm 2035, hoặc thấp hơn nếu có sự chia rẽ gay gắt giữa EU và Anh, CEBR cho biết.
CEBR cũng cho biết, tác động của đại dịch đối với nền kinh tế toàn cầu có khả năng thể hiện ở mức lạm phát cao hơn chứ không phải tăng trưởng chậm hơn.
“Chúng tôi thấy một chu kỳ kinh tế với lãi suất tăng vào giữa những năm 2020, đặt ra thách thức cho các chính phủ đã vay ồ ạt để tài trợ cho cuộc khủng hoảng Covid-19. Nhưng các xu hướng cơ bản đã được đẩy nhanh vào thời điểm này để hướng tới một thế giới xanh hơn và dựa trên công nghệ cao hơn khi chúng ta bước vào những năm 2030”, theo báo cáo của CEBR.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Các thành viên Hội đồng Ngân hàng Nhật Bản đang chia rẽ về việc tăng lãi suất do chi phí sinh hoạt cao và rủi ro giá cả. Một số người kêu gọi thận trọng, trong khi những người khác thúc đẩy hành động sớm. Ngân hàng Nhật Bản sẽ theo dõi chặt chẽ dữ liệu trước các điều chỉnh lãi suất tiềm năng. USD/JPY tăng vượt 158.40 lên 159.00, duy trì xu hướng tăng với mục tiêu tiếp theo là 160.20.
Lợi tức Kho bạc Hoa Kỳ nhích cao hơn vào sáng thứ Ba, trước cuộc họp chính sách tháng 12 của Cục Dự trữ Liên bang.
Theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank, động thái được dự đoán rộng rãi của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nhằm đẩy nhanh việc chấm dứt chương trình mua trái phiếu không có khả năng dẫn đến biến động trên thị trường châu Á, theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank.
Giá cổ phiếu tương lai tăng nhẹ trong phiên giao dịch qua đêm hôm Chủ nhật sau khi S&P 500 ghi nhận tuần tốt nhất kể từ tháng 2 ở mức đóng cửa kỷ lục mới, phục hồi sau đợt bán tháo lớn do lo ngại về biến thể omicron coronavirus.
Tickmill
Neex
Vantage
IC Markets Global
FxPro
Octa
Tickmill
Neex
Vantage
IC Markets Global
FxPro
Octa
Tickmill
Neex
Vantage
IC Markets Global
FxPro
Octa
Tickmill
Neex
Vantage
IC Markets Global
FxPro
Octa