简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Hôm 12/11, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết ông đang khá lo lắng cho phụ nữ, trẻ em và các chủ doanh nghiệp Mỹ - những người sẽ phải đối mặt với hậu quả lâu dài từ đại dịch COVID-19.
Tại cuộc thảo luận cùng Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) Andrew Bailey, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã được hỏi về các mối quan tâm chính của ông khi thế giới cố gắng phục hồi từ cuộc khủng hoảng COVID-19.
Ông Powell cho hay “rủi ro lớn nhất là năng lực sản xuất của nền kinh tế và cuộc sống của những người dân bị gián đoạn trong đại dịch sẽ bị ảnh hưởng lâu dài hơn”.
“Họ là những người phụ nữ không có lựa chọn nào khác ngoại trừ rút khỏi thị trường lao động. Là những đứa trẻ không nhận được nền giáo dục mà chúng đáng phải có. Là các doanh nghiệp nhỏ với nhiều thế hệ vốn tri thức đang bị đại dịch hủy hoại. Là những người công nhân đã mất việc trong thời gian dài, mất kết nối với lực lượng lao động và mất luôn cuộc sống họ từng có”, Chủ tịch Fed tiếp tục.
Hầu hết dữ liệu kinh tế gần đây đều khá mạnh, đặc biệt là về việc làm. Tăng trưởng việc làm phi nông nghiệp trong tháng 10 tốt hơn dự đoán của Phố Wall và khoảng 12 triệu việc làm đã trở lại sau khi 22 triệu người mất việc trong tháng 3 và tháng 4 năm nay.
Hôm 12/11, Bộ Lao động Mỹ cho biết số lượng hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế lo ngại rằng đà phục hồi của thị trường lao động có thể chững lại khi số ca xác nhận nhiễm COVID-19 tăng lên và các bang phải áp hạn chế đối với doanh nghiệp và hoạt động cá nhân của người dân.
Chủ tịch Fed cảnh báo, người lao động bị mất việc sẽ cần thêm hỗ trợ bổ sung khi nền kinh tế Mỹ phục hồi theo hướng rất khác so với trong quá khứ.
Cụ thể, ông Powell nói: “Chúng ta sẽ không quay trở lại nền kinh tế cũ. Chúng ta đang phục hồi, nhưng nền kinh tế Mỹ đang bước sang một trang mới, tận dụng công nghệ nhiều hơn. Tôi lo lắng hướng đi này sẽ gây nhiều khó khăn hơn cho người lao động”.
Chủ tịch Fed cho biết ông đang đề cập đến “những người lao động thu nhập thấp, những người đang trực tiếp gánh chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng COVID-19”, mà phần đông trong số họ là phụ nữ và các nhóm thiểu số.
Mỹ cần thêm cứu trợÔng Powell cho hay, khi xu hướng tự động hóa và làm việc tại nhà càng được củng cố thì thách thức càng tăng lên, đồng nghĩa với việc các nhà hoạch định chính sách sẽ phải linh hoạt hơn.
Theo CNBC, bình luận của ông Powell xuất hiện trong bối cảnh các nhà lập pháp tại Washington chưa nhất trí với nhau về gói hỗ trợ tài khóa bổ sung cho 11 triệu lao động đang thất nghiệp tại Mỹ.
Ông Powell hi vọng cả Fed và Quốc hội Mỹ sẽ tăng cường hỗ trợ chính sách cho người lao động.
“11 triệu lao động này phải chật vật quay lại công việc cũ hoặc tìm việc làm mới. Tôi tin chúng ta sẽ thấy mọi người làm việc từ xa nhiều hơn và tự động hóa trong sản xuất cũng có thể tăng tốc. Tất cả đều đang diễn ra, song sẽ tiếp tục rõ nét hơn trong tương lai”, người đứng đầu ngân hàng trung ương Mỹ nhận xét.
“Theo tôi, điểm cốt lõi là ngay cả sau khi tỉ lệ thất nghiệp giảm và chúng ta có vắc xin ngừa COVID-19, có lẽ vẫn còn một nhóm lớn người lao động cần hỗ trợ khi họ tìm cách vực dậy hậu đại dịch vì các động lực chính của nền kinh tế sẽ thay đổi đáng kể”, ông Powell nhận định.
Kết quả thử nghiệm vắc xin của Pfizer và BioNTech hồi đầu tuần này “chắc chắn là tin tốt và đáng hoan nghênh”, ông Powell cho hay. Tuy nhiên, Chủ tịch Fed cho rằng “còn quá sớm để tự tin đánh giá tác động của thông tin tích cực này đối với hướng đi của nền kinh tế, đặc biệt là trong ngắn hạn”.
Ông Powell kết luận: “Khi đại dịch đang lây lan khủng khiếp trên khắp cả nước như hiện nay, vài tháng tới có thể sẽ là một thách thức lớn”.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Các thành viên Hội đồng Ngân hàng Nhật Bản đang chia rẽ về việc tăng lãi suất do chi phí sinh hoạt cao và rủi ro giá cả. Một số người kêu gọi thận trọng, trong khi những người khác thúc đẩy hành động sớm. Ngân hàng Nhật Bản sẽ theo dõi chặt chẽ dữ liệu trước các điều chỉnh lãi suất tiềm năng. USD/JPY tăng vượt 158.40 lên 159.00, duy trì xu hướng tăng với mục tiêu tiếp theo là 160.20.
Lợi tức Kho bạc Hoa Kỳ nhích cao hơn vào sáng thứ Ba, trước cuộc họp chính sách tháng 12 của Cục Dự trữ Liên bang.
Theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank, động thái được dự đoán rộng rãi của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nhằm đẩy nhanh việc chấm dứt chương trình mua trái phiếu không có khả năng dẫn đến biến động trên thị trường châu Á, theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank.
Giá cổ phiếu tương lai tăng nhẹ trong phiên giao dịch qua đêm hôm Chủ nhật sau khi S&P 500 ghi nhận tuần tốt nhất kể từ tháng 2 ở mức đóng cửa kỷ lục mới, phục hồi sau đợt bán tháo lớn do lo ngại về biến thể omicron coronavirus.
Vantage
IC Markets Global
Tickmill
FOREX.com
Neex
HFM
Vantage
IC Markets Global
Tickmill
FOREX.com
Neex
HFM
Vantage
IC Markets Global
Tickmill
FOREX.com
Neex
HFM
Vantage
IC Markets Global
Tickmill
FOREX.com
Neex
HFM