简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Trong bối cảnh gói cứu trợ nghìn tỉ USD mãi bế tắc ở Quốc hội, vai trò nâng đỡ nền kinh tế tiếp tục được đặt lên vai Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Nhưng Fed cũng không còn nhiều dư địa chính sách tiền tệ và phải thường xuyên kêu gọi Quốc hội mau chóng hành động.
Các quan chức Fed đang hối thúc Quốc hội Mỹ cung cấp thêm gói giải cứu tài khóa. Fed có lí do chính đáng: họ không còn nhiều biện pháp để hỗ trợ nền kinh tế.
Kể từ khi các điều khoản chính trong Đạo luật cứu trợ CARES Act trị giá 2.200 tỉ USD hết hạn, một lần nữa Fed lại trở thành trụ cột chống đỡ nền kinh tế. Fed đã mạnh tay nới lỏng chính sách tiền tệ, tiếp tục tung ra các chương trình cho vay và thúc đẩy thị trường, đồng thời có vẻ quyết tâm không tăng lãi suất ngắn hạn trong nhiều năm.
Dù không một quan chức nào của Fed sẽ thừa nhận rằng họ sắp hết đạn, có vẻ như Fed không còn nhiều vũ khí trong kho.
CNBC dẫn lời ông Mark Zandi, nhà kinh tế trưởng của Moody's Analytics cho biết: “Fed thực sự đang gần hết đạn. Họ không còn nhiều dư địa chính sách tiền tệ. Tôi thực sự không nghĩ Fed còn có thể làm gì hơn. Đó là lí do họ rất rõ ràng khi yêu cầu các nhà hoạch định chính sách tài khóa làm nhiều hơn, vì họ biết rằng mình không thể giúp được gì”.
Chủ tịch Jerome Powell và nhiều quan chức khác của Fed gần như luôn tận dụng mọi cơ hội để giục giã Quốc hội tăng cường trợ giúp.
Trong tháng 10, ông Powell phát biểu rằng việc trì hoãn gói giải cứu có thể “dẫn đến cuộc phục hồi yếu, tạo ra khó khăn không cần thiết cho các hộ gia đình và doanh nghiệp”. Ông nhấn mạnh rủi ro của việc rót quá nhiều tiền cho nền kinh tế thấp hơn mối nguy của việc cung cấp quá ít.
Cũng trong tháng này, Thống đốc Fed Lael Brainard nói rằng “rủi ro lớn nhất” đến triển vọng kinh tế là Quốc hội không thể thống nhất về gói cứu trợ.
Các quan chức Fed đôi khi sẽ nói lên quan điểm của họ về chính sách tài khóa, nhưng điều này không diễn ra thường xuyên. Cựu Chủ tịch Ben Bernanke từng cảnh báo các nhà lập pháp rằng nền kinh tế có thể một lần nữa rơi vào suy thoái khi các khoản viện trợ quan trọng sắp hết hạn. Người kế nhiệm của ông, bà Janet Yellen, đôi khi cũng sẽ nhấn mạnh sự cần thiết của chính sách tài khóa mạnh mẽ.
Trước khi đại dịch bùng phát, ông Powell thường cảnh báo về đường lối không bền vững của chính sách tài khóa liên quan đến nợ và thâm hụt. Nhưng ông đã thay đổi quan điểm khi số ca nhiễm tiếp tục tăng cao và nền kinh tế phải vật lộn để quay trở lại vị trí trước COVID-19 xuất hiện.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Các quan chức Fed đã cho biết họ sẵn sàng giảm lãi suất nếu cần, mặc dù hiện tại chưa cần thiết ngay lập tức. Lập trường dịu dàng này đã được thị trường đón nhận tích cực, dẫn đến áp lực mua vàng gia tăng. Mặc dù rủi ro lạm phát vẫn tiếp tục, kỳ vọng của thị trường về việc cắt giảm lãi suất vào tháng Sáu đã tăng lên 66,3% (tăng 3% kể từ khi công bố PCE). Lãi suất thấp hơn có thể làm tăng sức hấp dẫn của vàng không sinh lời.
USD/JPY giao dịch dưới mức 157.50 do đồng yen Nhật Bản tăng cường sau các cảnh báo từ chính quyền Nhật Bản, mặc dù đồng đô la Mỹ mạnh mẽ và lợi suất trái phiếu Mỹ đang tăng. Can thiệp bị nghi ngờ đã khiến cặp tiền này giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng, các nhà giao dịch cảnh giác với các hành động tiếp theo. Sự phục hồi nhẹ của lợi suất trái phiếu Mỹ hỗ trợ đồng đô la, nhưng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9 có thể hạn chế mức tăng.
Lợi tức Kho bạc Hoa Kỳ nhích cao hơn vào sáng thứ Ba, trước cuộc họp chính sách tháng 12 của Cục Dự trữ Liên bang.
Theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank, động thái được dự đoán rộng rãi của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nhằm đẩy nhanh việc chấm dứt chương trình mua trái phiếu không có khả năng dẫn đến biến động trên thị trường châu Á, theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank.
IC Markets Global
VT Markets
XM
ATFX
HFM
Vantage
IC Markets Global
VT Markets
XM
ATFX
HFM
Vantage
IC Markets Global
VT Markets
XM
ATFX
HFM
Vantage
IC Markets Global
VT Markets
XM
ATFX
HFM
Vantage