简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Nhật Bản hồi đầu tháng Tư công bố niên hiệu của đời vua mới và theo dự kiến sẽ diễn ra nghi lễ kế
Nhật Bản hồi đầu tháng Tư công bố niên hiệu của đời vua mới và theo dự kiến sẽ diễn ra nghi lễ kế thừa ngôi vị Thiên Hoàng trong hai ngày 30/04 và 01/05.
Image caption Nhật Bản trong mùa hoa anh đào
BBC phỏng vấn nhà báo Đỗ Thông Minh từ Tokyo về sự kiện chuyển giao quyền lực đặc biệt này.
BBC: Sự kiện Nhật Bản sắp có tân Thiên Hoàng đang được quan tâm ra sao tại Nhật Bản, đâu là những mối quan tâm chính của các giới, từ người dân thường trở đi?
Theo truyền thuyết, dân tộc Nhật Bản là con cháu Thái Dương Thần Nữ. Đại diện cho Thần Đạo là dòng họ làm Thiên Hoàng (Vua) từ đầu lịch sử, 660 năm trước Công Nguyên, nên tới nay là 660 + 2019 = 2.679 năm, truyền tổng cộng 125 đời, tuy vậy, Hoàng Tộc nay chỉ có 23 người. Phần đầu lịch sử cũng là huyền sử như hầu hết các dân tộc, với Tiên Hoàng khai sáng là Thần Vũ.
Người Nhật vốn có tinh thần bảo thủ song song với cách tân, nên việc kéo dài ngôi vị Thiên Hoàng của một dòng họ từ ngày đầu lịch sử tới nay là một sự kiện lớn được đặc biệt quan tâm.
Câu chuyện về con búp bê Nhật kokeshi
Vì sao các sân ga Nhật Bản lắp đèn màu xanh
BBC: Ý nghĩa chính của cuộc chuyển giao này sẽ như thế nào? Có gì đặc sắc về văn hóa, xã hội, nội trị, bang giao…được dự đoán hay không về nước Nhật dưới Thiên Hoàng mới thưa ông?
Vì sự kiện độc đáo là một dòng họ làm Thiên Hoàng từ đầu lịch sử không nước nào có, nên việc thay đổi Thiên Hoàng là một dấu ấn đặc biệt đối với người Nhật. Thiên Hoàng tượng trưng cho sự đoàn kết dân tộc, nên nếu tích cực tham gia các lễ hội lớn, tiếp các tân Đại Sứ, thăm viếng xã giao, chăm lo cho dân, an ủi nạn nhân thiên tai… thì cũng đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng quốc gia. Do đó, người dân cũng ít nhiều trông đợi ở vị tân Thiên Hoàng.
Bản quyền hình ảnhJIJI PRESSImage caption Từ đây lịch của Nhật Bản sẽ tính là “Lệnh Hòa năm thứ 1” song song với Dương Lịch là năm 2019
BBC: Có gì đáng nói về niên hiệu mới của Nhật Bản và Hoàng gia dưới Thiên Hoàng mới?
Chính phủ đã họp bàn và định ngày 30/4/2019, Thiên Hoàng Bình Thành sẽ thoái vị, và ngày 1/5/2019, Hoàng Thái Tử Naruhito, sinh năm 1960, sẽ lên kế vị và là Thiên Hoàng thứ 126, hiệu là Lệnh Hòa, do một Ủy Ban đặc biệt tuyển chọn từ tập thơ cổ nổi tiếng “Vạn Diệp Tập” của Nhật Bản công bố ngày 1/4/2019 (令和, tiếng Nhật đọc là “Reiwa”, nghĩa là tôn ti và hòa hợp). Từ đây lịch của Nhật Bản sẽ tính là “Lệnh Hòa năm thứ 1” song song với Dương Lịch là năm 2019…
Vì sinh nhật Thiên Hoàng là ngày Lễ Quốc Gia, nên ngày nghỉ lễ này sẽ thay đổi theo Thiên Hoàng mới, là ngày 23/2 hàng năm.
Chế độ ăn kiểu Nhật giúp 'trường sinh bất lão'?
Sự thật về tempura Nhật Bản
Ngày 1/4/2019, Chánh Văn Phòng Nội Các Yoshihide Suga giơ tấm biển viết chữ “Reiwa” (Lệnh Hòa), niên hiệu triều đại mới của Nhật Bản kể từ ngày 1/5/2019 khi Thiên Hoàng Akihito (Minh Nhân, 86 tuổi), hiệu là Heisei (Bình Thành) thoái vị và Hoàng Thái Tử Naruhito (Đức Nhân, 59 tuổi) lên làm Thiên Hoàng đời thứ 126, tại văn phòng Thủ Tướng ở Tokyo.
BBC: Nhìn lại lịch sử xuyên suốt nhiều thế kỷ của Hoàng gia Nhật Bản tới nay, cuộc chuyển giao quyền lực Hoàng Gia lần này có thể được nhìn nhận như thế nào? Có gì đặc sắc và khác lạ không?
Tân Thiên Hoàng Lệnh Hòa chỉ có một con gái, không có con trai, nên theo luật, sẽ nhường ngôi cho em trai là Fumihito, sinh năm 1968 và ông này sẽ nhường ngôi cho con trai là Hisahito, sinh năm 2006.
Trong lịch sử Nhật, trước đây từng có 8 bà làm Thiên Hoàng 10 đời (vì có 2 bà thoái vị rồi lại lên ngôi), nhưng từ thời Minh Trị quy định chỉ có phái nam lên làm Thiên Hoàng. Con gái lấy chồng người thường thì cũng thành thường dân, Hoàng Tộc chỉ tính tới con cháu chứ không tính chắt.
BBC: Việc thừa kế Ngai vàng tới đây liên quan tới chính bản thân vị tân Thiên Hoàng đã có được đề cập hay chưa và như thế nào theo luật của Hoàng gia và Nhật Bản, nhất là trong trường hợp Thiên Hoàng không có Hoàng Nam, Thái tử nối dõi trực tiếp - thì có trở ngại gì không, xử lí thế nào?
Bản quyền hình ảnhReutersImage caption Thái tử Naruhito sẽ trở thành Nhật Hoàng vào ngày 1/5/2019
Theo Quy Luật Hoàng Gia (gọi là Điển Phạm) Thiên Hoàng qua đời thì người kế vị mới đăng quang. Nhưng Thiên Hoàng Akihito, sinh năm 1933, hiệu là Bình Thành (平成, tiếng Nhật là Heisei, nghĩa là thành hòa bình), nay là năm thứ 31, vì mang nhiều bệnh và tuổi già muốn thoái vị sớm vì nếu tại sẽ sẽ phải tham dự khoảng 120 sự kiện lớn trong một năm. Lễ thoái vị sẽ diễn ra vào lúc 5 giờ chiều ngày 30/4/2019.
Tuy sau Thế Chiến Thứ 2, Thiên Hoàng Chỉ giữ vai trò tượng trưng như thời Sứ Quân (trước năm 1869, thời Minh Trị năm thứ 1) lấn quyền Thiên Hoàng, nhưng cũng rất quan trọng vì giá trị tinh thần, văn hóa, lịch sử độc đáo, lâu dài.
Nhật Bản 'khuyến khích' người dân bớt chăm chỉ
Tham nhũng cấp cao ở Nhật Bản diễn ra thế nào?
BBC: Chính quyền, nội các và nghị viện Nhật Bản liệu sẽ có thay đổi, điều chỉnh chính sách nội trị hay bang giao gì mới trong giai đoạn mới với Tân Thiên Hoàng, hay đây chỉ là một cuộc chuyển giao ngôi báu trong cùng Hoàng Gia giữa hai thế hệ phụ tử mà tính hình thức, hay biểu tượng văn hóa, lịch sử là chính?
Bản quyền hình ảnhAFP/GETTY IMAGESImage caption Nhật Hoàng Akihito (trong hình, chụp cùng Hoàng hậu Michiko) nói tuổi tác khiến ông khó thực hiện được các bổn phận của mình
Vì Thiên Hoàng chỉ giữ vai trò tượng trưng, tuy có tham dự lễ khai mạc các khóa họp Quốc Hội nhưng không tham gia chính sự, không có thẩm quyền thay đổi chính sách quốc gia. Quốc Hội theo chế độ Đại Nghị, gồm khoảng 10 đảng, cử Thủ Tướng và Thủ Tướng chọn các Bộ Trưởng, tất cả sẽ vào Hoàng Cung nhận Ủy Nhiệm Thư từ Thiên Hoàng thay mặt thần dân trao tận tay.
BBC: Về tục lệ, thể thức, cuộc đăng quang sắp tới đây, trong đó có bàn giao quyền lực và lễ đăng quang của tân Thiên Hoàng Nhật Bản sẽ có những gì thú vị, độc đáo đáng chú về hình thức và nội dung thưa ông?
Vì là một sự kiện lịch sử, lần lễ đăng quang này cách lần trước 31 năm, nên sẽ được tổ chức rất long trọng. Dự trù ngày 1/5/2019 là lễ đăng quang tân Thiên Hoàng, với nghi thức chuyển giao “Tam chủng thần khí” là 3 thần vật tượng trưng cho uy quyền gồm cây kiếm, tấm gương và viên ngọc. Vợ chồng tân Thiên Hoàng Lệnh Hòa sẽ đi xe hơi mui trần hay lục mã diễn hành… và các địa phương sẽ tổ chức lễ hội chúc mừng.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
FBS
Pepperstone
VT Markets
OANDA
HFM
FP Markets
FBS
Pepperstone
VT Markets
OANDA
HFM
FP Markets
FBS
Pepperstone
VT Markets
OANDA
HFM
FP Markets
FBS
Pepperstone
VT Markets
OANDA
HFM
FP Markets