简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Bản quyền hình ảnhEPABà Theresa May khi quay trở về Anh cần thuyết phục các dân biểu ủng hộ đề
Bản quyền hình ảnhEPA
Bà Theresa May khi quay trở về Anh cần thuyết phục các dân biểu ủng hộ đề xuất rút khỏi EU của bà, sau khi khối này đồng ý cho hoãn việc Brexit lại sau hạn chót 29/3.
Tối hôm thứ Năm, sau tám tiếng đồng hồ thảo luận, các lãnh đạo EU đã đưa ra cho Anh thời hạn 22/5 nếu như các dân biểu thông qua đề xuất của bà May trong tuần tới.
Brexit: Trump Jr chê Anh và EU gia hạn 'có điều kiện'
Brexit và băn khoăn của sinh viên châu Á
Brexit: Anh 'vẫn ra khỏi EU, nhưng chờ thêm thời gian'
Hạn chót tháng Tư hay hạn chót tháng Năm?
Nếu đề xuất không được thông qua, thời hạn được trao sẽ ngắn hơn: tới 12/4 là Anh hoặc phải cho EU biết nước này muốn đi bước tiếp theo thế nào, còn không thì Anh sẽ rời khỏi EU mà không đạt thỏa thuận nào.
Bà May nói các nghị sĩ Hạ viện nay có một “lựa chọn rõ ràng”.
Tôi đã bày tỏ tâm trạng thất vọng của mình, và tôi biết là các vị dân biểu cũng thất vọngTheresa May, Thủ tướng Anh
Phát biểu hôm thứ Năm, sau khi chờ đợi 27 quốc gia thành viên khác trong EU ra quyết định trong cuộc họp thượng đỉnh tại Brussels, bà thủ tướng Anh nói bà nay sẽ “làm việc tích cực nhằm có đủ ủng hộ để thỏa thuận được thông qua”.
Các dân biểu được trông đợi sẽ biểu quyết lần thứ ba về thỏa thuận Brexit trong tuần tới, tuy Chủ tịch Hạ viện John Bercow nói rằng nội dung thỏa thuận để được đưa ra xem xét lần này cần phải khác biệt đáng kể so với trước.
Chấp thuận của EU tối thứ Năm làm giảm bớt nguy cơ Anh Quốc ra khỏi EU vào ngày 29/3 mà không đạt thỏa thuận nào, nhưng nước này vẫn có thể ra đi vào ngày 12/4 mà không đạt thỏa thuận nếu như đề xuất của bà May không được các dân biểu thông qua.
Bản quyền hình ảnhReutersImage caption Bà Theresa May phát biểu trước các lãnh đạo EU, sau đó rời khỏi phòng họp để họ cân nhắc đề nghị của bà
Trong cuộc họp báo, bà May nhắc tới bài phát biểu của bà từ Downing Street tối hôm thứ Tư, vốn đã gây ra phản ứng giận dữ từ các dân biểu khi bà nói họ phải chịu trách nhiệm về thế bế tắc của tiến trình Brexit.
“Tối hôm qua, tôi đã bày tỏ tâm trạng thất vọng của mình, và tôi biết là các vị dân biểu cũng thất vọng,” bà nói. “Họ có những việc khó khăn cần phải làm.”
EU không còn cơ hội thứ ba cho Brexit?
Brexit: Nghị viện Anh lại bác Thỏa thuận của Thủ tướng
Thủ tướng Anh: Brexit ‘cần thêm một cú hích nữa’
“Tôi hy vọng là tất cả chúng ta có thể đồng ý rằng chúng ta nay đang ở thời điểm cần ra quyết định. Và tôi sẽ nỗ lực mọi cách để đảm bảo rằng chúng ta có thể rời đi với một thỏa thuận, và để đất nước chúng ta tiếp tục tiến tới.”
Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem
Sinh viên châu Á nghĩ gì về Brexit?Chưa có phương án tiếp theo
Biên tập viên BBC chuyên theo dõi tin thời sự Laura Kuenssberg nói bà May, tuy không nói xin lỗi, đã thể hiện “một giọng điệu rất khác với các dân biểu”.
Tuy nhiên, phóng viên BBC nói bà thủ tướng cũng chưa tỏ ý sẽ làm gì nếu thỏa thuận của bà lại thất bại trong lần biểu quyết tuần tới.
Theo kế hoạch, thứ Hai tới sẽ diễn ra một cuộc tranh luận, nhưng Downing Street nói hiện chưa định ngày biểu quyết.
Bản quyền hình ảnhReutersImage caption Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gặp bên lề kỳ họp thượng đỉnh
Điều khiến các lãnh đạo EU quan ngại nhất vào lúc này là việc bà May không có khả năng, hoặc cũng có thể là khước từ, trả lời câu hỏi mà họ khăng khăng muốn biết, theo phóng viên BBC Katya Adler chuyên theo dõi tin châu Âu.
Đó là câu hỏi bà May sẽ làm gì nếu như đề xuất Brexit của bà không được Quốc hội Anh thông qua vào tuần tới.
Bà May tới hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels hôm thứ Năm với hy vọng có thể thuyết phục EU hoãn thời hạn Brexit cho tới 30/6.
Bà đã trình bày trong 90 phút trước các nhà lãnh đạo EU.
Phóng viên BBC Gavin Lee nói một nguồn tin từ phòng họp nói với ông rằng một số nhà lãnh đạo cảm giác rằng bà May “bối rối”.
Nguyện vọng của bà May không được chấp thuận, và nay Anh được EU trao cho hai 'hạn chót', ngắn hơn nhiều.
Trong một cuộc họp báo, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk nói rằng cho tới 12/4, là hạn chót mà Anh phải tỏ ý xem nước này có các ứng viên ra tranh cử nghị viện châu Âu 2019 hay không - “mọi lựa chọn đều vẫn nằm trên bàn”.
Chính phủ Anh từ nay cho tới ngày 12/4 “sẽ vẫn có cơ hội có thỏa thuận, không có thỏa thuận, gia hạn dài hơn, hoặc hủy bỏ Điều 50”, ông nói.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Pepperstone
FxPro
FBS
IC Markets Global
FP Markets
XM
Pepperstone
FxPro
FBS
IC Markets Global
FP Markets
XM
Pepperstone
FxPro
FBS
IC Markets Global
FP Markets
XM
Pepperstone
FxPro
FBS
IC Markets Global
FP Markets
XM