简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Nếu đã xem qua bộ phim “Chúa tể của những chiếc nhẫn” thì có lẽ bạn sẽ biết đến vùng Trung Địa nằm dọc theo những ngọn đồi của nước New Zealand.
Nếu đã xem qua bộ phim “Chúa tể của những chiếc nhẫn” thì có lẽ bạn sẽ biết đến vùng Trung Địa nằm dọc theo những ngọn đồi của nước New Zealand.
Không chỉ là nơi sinh sống của Frodo Baggins và tộc người của anh, New Zealand còn là một trong những nước láng giềng của Úc ở Châu Đại Dương, khu vực phía Nam của Thái Bình Dương.
Quốc gia này được hình thành từ hai hòn đảo chính là Đảo Bắc và Đảo Nam, và một số hòn đảo nhỏ. Được biết đến là nơi có mật độ cừu đông hơn người, đất nước này là nơi sinh sống của khoảng 4 triệu dân. Trong khi đó chỉ riêng thành phố New York đã có dân số là 8.4 triệu người.
New Zealand còn được biết đến với cái tên Aotearoa, nghĩa là “Vùng đất của Đám mây trắng dài” trong tiếng Maori, một trong những ngôn ngữ chính của quốc gia này.
New Zealand: Các thông tin số liệu và đặc điểm
· Tiếp giáp: Úc, Fiji, Tonga
· Diện tích: 104.483 dặm vuông
· Dân số: 4.537.081 (đứng thứ 123)
· Mật độ: 42,7 người/dặm vuông
· Thủ đô: Wellington (city population 179,466)
· Nguyên thủ quốc gia: Nữ vương Elizabeth II
· Người đứng đầu chính phủ: Thủ tướng Jacinda Ardern
· Tiền tệ: Đô la New Zealand (NZD)
· Nhập khẩu chính: máy móc thiết bị, ô tô và máy bay, xăng dầu, điện tử, dệt may, nhựa
· Xuất khẩu chính: Người Hobbit, Russell Crowe, quặng và kim loại, len, thực phẩm và động vật sống, nhiên liệu, máy móc và thiết bị vận tải
· Đối tác nhập khẩu: Trung Quốc 16,4%, Úc 15,2%, Mỹ 9,3%, Nhật Bản 6,5%, Singapore 4,8%, Đức 4,4%
· Đối tác xuất khẩu: Úc 21,1%, Trung Quốc 15%, Mỹ 9%, Nhật Bản 7%
· Múi giờ: GMT +12
· Trang web: https://www.govt.nz/
Tổng quan nền kinh tế
Do có số lượng dân số nhỏ nên nền kinh tế của New Zealand cũng tương đối nhỏ. Năm 2018 quốc gia này có giá trị GDP là 203 tỷ đô la Mỹ, đứng thứ 51 trong số các nền kinh tế thế giới.
Nhưng cũng đừng vì vậy mà đánh giá thấp quốc gia này…Tuy không có diện tích lớn nhưng New Zealand lại là một đối thủ đáng gờm trong lĩnh vực thương mại!
Hoạt động kinh tế chủ yếu của quốc gia này là thương mại, chủ yếu với Land Down Under (Úc), Xứ sở mặt trời mọc (Nhật Bản) và Uncle Sam (Mỹ).
Nền kinh tế của New Zealand chú trọng xuất khẩu, với các mặt hàng xuất khẩu chính như quặng, kim loại và len, chiếm một phần ba tổng GDP của quốc gia này. New Zealand cũng là quốc gia xuất khẩu nhiều gia súc và các sản phẩm sữa.
Nông nghiệp và du lịch là các ngành công nghiệp chính của New Zealand, và lĩnh vực công nghệ và sản xuất chỉ chiếm tỷ trọng ngành nhỏ.
Chính vì vậy, quốc gia này chủ yếu nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện và sản phẩm điện tử hạng nặng.
Chính bởi vì New Zealand đã tháo bỏ nhiều rào cản đối với đầu tư nước ngoài, Ngân hàng Thế giới đã xếp hạng New Zealand là một trong những quốc gia thân thiện với doanh nghiệp nhất thế giới, đứng thứ hai sau Singapore.
Chính sách tài chính và tiền tệ
Ngân hàng dự trữ New Zealand (RBNZ) là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý chính sách tài chính và tiền tệ của quốc gia này.
Hiện đang đứng đầu bởi Thống đốc Alan Bollard, RBNZ tổ chức các cuộc họp về chính sách tiền tệ diễn ra tám lần một năm. RBNZ có nhiệm vụ bình ổn giá cả, thiết lập mức lãi suất và giám sát sản lượng và tỷ giá hối đoái.
Để có thể bình ổn giá, RBNZ phải đảm bảo lạm phát hàng năm phải đáp ứng đúng con số mục tiêu của ngân hàng trung ương đề ra là 1,5%, nếu không chính phủ có quyền đuổi việc thống đốc RBNZ.
RBNZ xây dựng một hệ thống công cụ để quản lý chính sách tiền tệ của mình:
Thống đốc RBNZ sẽ thiết lập mức lãi suất tiền mặt chính thức (OCR) để gây ảnh hưởng đến lãi suất ngắn hạn.
Ngân hàng trung ương sẽ kiểm soát mức lãi suất đối với các cá nhân và doanh nghiệp, thông qua hình thức cho vay 25 điểm cơ bản trên mức lãi suất này và đi vay 25 điểm cơ bản dưới mức OCR cho các ngân hàng thương mại.
Thị trường mở được xây dựng để đáp ứng nhu cầu tiền mặt hay lượng tiền dự trữ của các ngân hàng thương mại.
Bằng cách dự đoán được nhu cầu tiền mặt hàng ngày, RBNZ có thể tính toán được lượng tiền cần thiết cho nền kinh tế để đáp ứng nhu cầu.
Những điều cần biết về đồng NZD
Đồng đô la New Zealand có biệt danh là “Kiwi”.
Kiwi cũng là biểu tượng quốc gia của New Zealand…nhưng ở đây hãy nhìn nhận thuật ngữ này chỉ một loại tiền tệ và tìm hiểu các đặc điểm thú vị của đồng tiền này.
Có mối liên kết chặt chẽ với hàng hóa sản xuất!
Bởi vì nền kinh tế của New Zealand chủ yếu phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa và nông sản cho nên hiệu quả kinh tế chung của khu vực gắn liền với giá cả hàng hóa.
Khi hàng hóa tăng giá, đồng nghĩa với việc số tiền chi trả cho các mặt hàng xuất khẩu cũng tăng, từ đó góp phần tăng GDP cho quốc gia. GDP tăng thể hiện nền kinh tế vững mạnh, giúp gia tăng giá trị của đồng NZD.
Tuy nhiên khi giá hàng hóa giảm, giá trị tiền xuất khẩu cũng giảm theo, kéo theo GDP giảm. Nếu GDP giảm thì giá trị đồng NZD cũng giảm theo.
Có mối tương quan với đồng AUD
Bởi vì Úc là đối tác thương mại số 1 của New Zealand cho nên hiệu quả kinh tế của Úc có tác động rất lớn đến nền kinh tế New Zealand.
Ví dụ, khi nền kinh tế Úc phát triển, các doanh nghiệp Úc đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu, và đoán xem ai được hưởng lợi nhất từ việc này? Tất nhiên là New Zealand rồi!
Giao dịch chênh lệch lãi suất nhiều như đồng AUD
Tương tự như Úc, New Zealand cũng được hưởng mức lãi suất cao hơn so với các nền kinh tế lớn khác như Mỹ, Anh, hay Nhật Bản.
Mức chênh lệch lãi suất giữa các nền kinh tế thường được coi là chỉ báo thể hiện dòng tiền.
Các nhà đầu tư luôn mong muốn thu được nhiều lợi nhuận hơn, nên họ có xu hướng bán các tài sản hoặc tiền tệ có năng suất thấp hơn và thay vào đó mua các tài sản hoặc tiền tệ có năng suất cao hơn. Hay nói cách khác, mức lãi suất càng cao thì càng có nhiều dòng tiền đổ vào.
Tính thanh khoản còn nhiều hạn chế
Bởi vì dân số của New Zealand còn chưa bằng một nửa số dân sống ở thành phố New York, nên khi tỷ lệ người di cư đến đất nước này tăng sẽ có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nước này. Đó là bởi vì khi dân số tăng, nhu cầu về hàng hóa và tiêu thụ cũng tăng theo.
Bị ảnh hưởng bởi thời tiết
Nền kinh tế của New Zealand chủ yếu dựa vào hoạt động nông nghiệp, nghĩa là điều kiện thời tiết khắc nghiệt như hạn hán sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế.
Nắng nóng là loại thời tiết điển hình ở Úc, là nguyên nhân dẫn đến các vụ cháy rừng thường xuyên, gây thiệt hại gần 1% GDP. Điều này không hề tác động tích cực tới đồng NZD chút nào…
Các chỉ số kinh tế quan trọng ảnh hưởng tới đồng NZD
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) – Cũng giống như bất kỳ quốc gia nào, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một chỉ số phản ánh tình hình kinh tế của New Zealand. Chỉ số này là thước đo hiệu quả kinh tế chung của New Zealand, từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu đối với đồng NZD.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) – Chỉ số giá tiêu dùng đo lường những thay đổi về mức giá. Đây là một thước đo lạm phát dưới sự giám sát chặt chẽ của RBNZ trong việc quyết định những thay đổi trong chính sách tiền tệ. Đây được xem là một hoạt động để bình ổn giá, bạn nhớ chứ?
Cán cân thương mại – Bởi vì nền kinh tế New Zealand hoạt động chủ yếu dựa vào xuất khẩu nên các nhà giao dịch thường nhìn vào cán cân thương mại của quốc gia này để xác định nhu cầu của các quốc gia khác trên thế giới đối với các sản phẩm của New Zealand.
Các yếu tố tác động đến đồng NZDTốc độ tăng trưởng kinh tế
GDP tăng trưởng dương phản ánh vị thế kinh tế vững mạnh của New Zealand, từ đó thúc đẩy nhu cầu đối với tiền tệ của nước này. GDP tăng trưởng âm sẽ phản ánh hiệu quả kinh tế yếu kém của quốc gia, làm giảm nhu cầu đối với đồng NZD.
Tăng vọt trong kinh ngạch xuất khẩu
Nhu cầu đối với các sản phẩm từ New Zealand càng cao thì GDP càng tăng, từ đó làm gia tăng giá trị đồng NZD. Trái lai, khi lượng xuất khẩu giảm dẫn đến GDP giảm, từ đó kéo theo giá trị đồng NZD giảm theo.
Giá hàng hóa tăng
Giá cả hàng hóa tăng làm cho giá trị tiền tệ của các mặt hàng xuất khẩu từ New Zealand tăng theo, từ đó thúc đẩy GDP tăng trưởng. Trái lại, khi giá cả hàng hóa giảm, giá trị tiền tệ của các mặt hàng xuất khẩu giảm, kéo theo GDP cũng giảm.
Giao dịch cặp tiền NZD/USD
Bởi vì đồng tiền định giá ở đây là đồng đô la Mỹ, nên những thay đổi về giá của đồng NZD được tính bằng đô la Mỹ.
Với vị thế 100.000 đơn vị NZD/USD, mỗi chuyển động của pip trị giá 10 USD, còn với vị thế 10.000 NZD/USD thì mỗi chuyển động của pip tương đương với 1 USD.
Mức ký quỹ cũng được tính bằng đô la Mỹ.
Chẳng hạn, nếu tỷ giá hiện tại của cặp tiền NZD/USD là 0.7000 và tỷ lệ đòn bẩy là 100:1, thì cần có ký quỹ khả dụng là 700 USD cho một vị thế 100.000 NZD. Vị thế 10.000 NZD yêu cầu có 70 USD ký quỹ khả dụng.
Bạn thấy đấy, do giá trị đồng NZD tương đối thấp so với đồng đô la Mỹ, nên nó yêu cầu mức ký quỹ khả dụng ít nhất trong số các đồng tiền chính khác. Nghĩa là giao dịch với đồng NZD sẽ rẻ hơn!
Chiến thuật giao dịch cặp tiền NZD/USD
Các báo cáo dữ liệu nền kinh New Zealand tăng trưởng dẫn đến sự tăng giá của đồng NZD, vì thế đây là cơ hội tốt để một báo cáo kinh tế có thể đánh bại sự đồng thuận, dấu hiệu để các nhà giao dịch mua vào cặp tiền NZD/USD.
Trường hợp ngược lại các báo cáo dữ liệu nền kinh tế New Zealand xấu đi lại đẩy giá đồng NZD xuống. Nếu báo cáo sắp tới tung ra các dữ liệu xấu hơn dự kiến thì đây là cơ hội để bán ra cặp tiền NZD/USD.
Ngoài việc theo dõi các báo cáo kinh tế, bạn cũng nên chú ý đến hành vi giá cả hàng hóa vì giá hàng hóa cũng ảnh hưởng đến hành động giá của cặp tiền NZD/USD.
Theo ghi nhận mới đây, giá cả hàng hóa có xu hướng tăng vọt khi nhu cầu đối với các tài sản rủi ro cũng tăng mạnh. Trong thời gian này, các nhà đầu tư bỏ tiền vào các tài sản có năng suất cao hơn như vàng và các hàng hóa khác, và bán ra đồng đô la Mỹ có năng suất thấp hơn. Từ đó giá cả hàng hóa đồng NZD tăng mạnh so với đồng đô la Mỹ an toàn kia.
Mặt khác, khi tâm lý lo ngại rủi ro buộc các nhà đầu tư phải quay lại “nơi trú ẩn an toàn” (ở đây là đồng đô la Mỹ), thì đồng NZD sẽ giảm đi so với đồng đô la Mỹ.
Cũng giống như AUD, NZD cũng là một ứng cử viên sáng giá cho các giao dịch chênh lệch lãi suất. Các giao dịch chênh lệch lãi suất về cơ bản là mua vào một loại tiền với mức lãi suất cao hơn và bán ra một loại tiền với mức lãi suất thấp. Vì thế mức lãi suất tương đối cao của New Zealand là đòn bẩy nhu cầu cho đồng NZD.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Sẽ có những ngày bạn hoàn toàn không hiểu tại sao thị trường không chuyển động theo tin tức hoặc hệ thống gặp vấn đề gì.
“Kiên nhẫn là mấu chốt của mọi thành công. Gà con là do ấp trứng mà có, đập vỡ trứng không thể có được gà con” Arnold H. Glasgow.
Bất cứ một nhà đầu tư sành sỏi nào trên phố Wall cũng sẽ nói với bạn rằng không có công thức chung nào cho việc giao dịch Forex. Không một hệ thống giao dịch nào có tỉ lệ chiến thắng 100% cả.
Mặc dù bạn đã học qua tất cả các bài học rồi nhưng hãy nhớ rằng hệ thống giao dịch hoạt động tốt hay không phụ thuộc vào bản thân trader.
TMGM
OANDA
FXTM
Octa
EC Markets
Tickmill
TMGM
OANDA
FXTM
Octa
EC Markets
Tickmill
TMGM
OANDA
FXTM
Octa
EC Markets
Tickmill
TMGM
OANDA
FXTM
Octa
EC Markets
Tickmill