简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Trong lịch sử, giá dầu có tương quan nghịch với giá của đồng đô la Mỹ.
Trong lịch sử, giá dầu có tương quan nghịch với giá của đồng đô la Mỹ.
Mối quan hệ này tồn tại dựa trên 2 cơ sở:
Một thùng dầu sẽ được định giá bằng đô la Mỹ trên toàn thế giới. Khi đồng đô la Mỹ mạnh, bạn cần ít đô la Mỹ hơn để mua một thùng dầu. Ngược lại, khi đồng đô la Mỹ yếu, giá dầu sẽ cao hơn tính theo đồng đô la.
Hoa Kỳ có lịch sử là một nhà nhập khẩu ròng dầu. Giá dầu tăng khiến thâm hụt cán cân thương mại của Hoa Kỳ tăng lên vì dòng tiền đổ ra nước ngoài để nhập khẩu nhiều hơn.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, nhu cầu về dầu thô ở Hoa Kỳ đã không còn nhiều nữa. Sở dĩ, cuộc cách mạng đá phiến của Mỹ đã làm tăng đáng kể sản lượng xăng dầu trong nước nhờ công nghệ khoan và công nghệ cắt phá thủy lực.
Thực tế cho thấy Hoa Kỳ đã xuất khẩu những sản phẩm dầu mỏ tinh từ năm 2011 và giờ đây, quốc gia này đang xếp thứ ba (sau Ả Rập Xê út và Nga) về lĩnh vực sản xuất dầu thô.
Theo Cơ quan Thông tin và Quản lý Năng lượng (EIA), Hoa Kỳ hiện có khoảng 90% tự túc về tổng mức tiêu thụ năng lượng.
Sự đột phá về công nghệ cắt phá thủy lực đã phá vỡ hiện trạng trên thị trường dầu mỏ.
Khi xuất khẩu dầu của Mỹ tăng, nhập khẩu dầu đã giảm. Điều này có nghĩa là giá dầu cao hơn không còn góp phần làm thâm hụt thương mại của Mỹ và thực sự giúp giảm bớt khoản phí này.
Do đó, chúng ta có thể thấy sự vật, hiện tượng luôn luôn thay đổi theo thời gian và nó biến đổi làm chúng ta phải kinh ngạc. Cũng giống như mối quan hệ của USD và dầu thô thay đổi trong quá khứ và hiện tại.
Trong giai đoạn 8 năm, hệ số tương quan 6 tháng chủ yếu là ngược chiều, nhưng điều đó đã bắt đầu thay đổi.
Xem xét các động lực mới của thị trường năng lượng toàn cầu, sẽ không ngạc nhiên khi thấy mối tương quan ngược chiều trong lịch sử này dành nhiều thời gian hơn trong khu vực thuận chiều.
Mối quan hệ giữa dầu và Hoa Kỳ dường như đang thay đổi, phản ánh vai trò ngày càng tăng của đất nước trong ngành công nghiệp dầu mỏ toàn cầu.
Bây giờ, người ta gọi đô la Mỹ là “petrocurrency”, tức là loại tiền của các quốc gia mạnh về mảng xuất khẩu dầu, cũng đồng nghĩa với việc lợi nhuận thu được từ dầu mỏ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước. Có thể kể tên tiền tệ của một số quốc gia được mệnh danh là petrocurrency như Canada, Nga và Na Uy.
Hoa Kỳ trở thành nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, soán ngôi Ả Rập Saudi.
Khi Mỹ tiếp tục tăng tỷ trọng xuất khẩu dầu so với nhập khẩu, doanh thu từ dầu sẽ đóng vai trò lớn hơn trong nền kinh tế Mỹ và đồng USD có thể được xem như một loại tiền petrocurrency, có quan hệ thuận chiều giá dầu.
Hiểu lý do tại sao đồng đô la trong lịch sử giao dịch ngược với giá dầu và tại sao mối quan hệ của USD và dầu thay đổi suy yếu gần đây, có thể giúp các trader đưa ra quyết định sáng suốt hơn khi nền kinh tế toàn cầu tiếp tục phát triển.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Sẽ có những ngày bạn hoàn toàn không hiểu tại sao thị trường không chuyển động theo tin tức hoặc hệ thống gặp vấn đề gì.
“Kiên nhẫn là mấu chốt của mọi thành công. Gà con là do ấp trứng mà có, đập vỡ trứng không thể có được gà con” Arnold H. Glasgow.
Bất cứ một nhà đầu tư sành sỏi nào trên phố Wall cũng sẽ nói với bạn rằng không có công thức chung nào cho việc giao dịch Forex. Không một hệ thống giao dịch nào có tỉ lệ chiến thắng 100% cả.
Mặc dù bạn đã học qua tất cả các bài học rồi nhưng hãy nhớ rằng hệ thống giao dịch hoạt động tốt hay không phụ thuộc vào bản thân trader.
TMGM
Tickmill
GO MARKETS
FOREX.com
FBS
EC Markets
TMGM
Tickmill
GO MARKETS
FOREX.com
FBS
EC Markets
TMGM
Tickmill
GO MARKETS
FOREX.com
FBS
EC Markets
TMGM
Tickmill
GO MARKETS
FOREX.com
FBS
EC Markets