简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Có một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị tiền tệ chính, cụ thể là có thể làm cho loại tiền đó mạnh lên hoặc yếu đi và cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến các trader.
Có một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị tiền tệ chính, cụ thể là có thể làm cho loại tiền đó mạnh lên hoặc yếu đi và cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến các trader.
Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng tới giá trị tiền tệ:
Tăng trưởng và triển vọng kinh tế:
Triển vọng và tăng trưởng kinh tế được nắm giữ bởi người tiêu dùng, các doanh nghiệp và chính phủ.
Thật dễ hiểu khi người tiêu dùng mong đợi một nền kinh tế mạnh mẽ.
Khi kinh tế tăng trưởng và người tiêu dùng nhận thức được điều đó, họ bắt đầu chi tiêu nhiều hơn.
Các doanh nghiệp bắt đầu tạo được doanh thu lớn, họ cũng sẽ chi tiêu nhiều hơn và đóng các khoản thuế lớn hơn cho chính phủ.
Chính phủ sẽ vào cuộc và cũng bắt đầu tiêu tiền. Giờ thì mọi người ai cũng đều chịu chi tiêu, và điều này có xu hướng có tác động tích cực đến nền kinh tế.
Mặt khác, các nền kinh tế yếu thường song hành với việc người tiêu dùng không chịu chi tiêu, các doanh nghiệp không kiếm được tiền và không thể chi tiêu, để rồi chính phủ là người duy nhất vẫn phải chi tiêu.
Cho dù là nền kinh tế đang trong tình trạng tích cực hay tiêu cực, thì đều có tác động trực tiếp đến thị trường tiền tệ.
Các biện pháp được sử dụng phổ biến nhất để đo sự tăng trưởng kinh tế là GDP .
GDP là viết tắt của Tổng sản phẩm trong nước, nó đại diện cho tổng giá trị tiền tệ của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất (và bán trên thị trường) của một quốc gia trong một khoảng thời gian (thường là 1 năm).
GDP khái quát bức tranh kinh tế của một quốc gia, được sử dụng để ước tính quy mô của nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng.
Ta thấy rằng:
Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Hoa Kỳ và Trung Quốc cùng nhau chiếm gần 40% GDP kinh tế toàn cầu.
15 nền kinh tế hàng đầu đại diện cho một con số khổng lồ 75% tổng GDP toàn cầu.
Dòng vốn
Dòng chảy vốn toàn cầu hóa, tiến bộ công nghệ và internet đã góp phần giúp mọi người dễ dàng đầu tư tiền vào bất cứ nơi nào trên thế giới.
Chỉ cần một vài cú click chuột là bạn có thể tham gia đầu tư vào sàn giao dịch chứng khoán New York hoặc London, giao dịch chỉ số Nikkei hoặc Hang Seng hoặc mở một tài khoản ngoại hối để giao dịch Đô la Mỹ, Euro, Yên hay thậm chí là các tiền tệ ngoại lai.
Dòng vốn sẽ đo lường lượng tiền chảy vào và ra của một quốc gia hoặc nền kinh tế nhờ việc mua và bán. Điều quan trọng mà bạn cần theo dõi đó là cân bằng dòng vốn, mức giá trị này có thể là âm hoặc dương.
Khi một quốc gia có cân bằng dòng vốn dương, những nguồn vốn đầu tư từ các quốc gia khác sẽ tự động chảy về và nguồn vốn đầu tư vào sẽ cao hơn so với nguồn vốn chảy ra.
Cân bằng dòng vốn âm sẽ thể hiện điều ngược lại. Lượng vốn đầu tư chảy ra khỏi đất nước và đổ vào một số địa điểm ở nước ngoài sẽ lớn hơn lượng vốn đầu tư chảy vào.
Khi lượng đầu tư vào một quốc gia chiếm ưu thế hơn, nhu cầu về đồng tiền của quốc gia đó sẽ tăng lên, khi các nhà đầu tư nước ngoài phải bán tiền tệ của họ để mua đồng nội tệ của quốc gia nói trên. Điều này đồng thời cũng khiến cho giá trị của đồng tiền của quốc gia đó có giá hơn.
Và chắc hẳn bạn cũng đã đoán được rồi, nếu một loại tiền tệ có lượng cung cao (hoặc lượng cầu thấp), đồng tiền ấy sẽ có xu hướng bị mất giá trị (“trượt giá”).
Khi các khoản đầu tư nước ngoài thay đổi kéo theo các nhà đầu tư trong nước cũng muốn chuyển đổi hướng đi nơi khác, đồng nội tệ sẽ trở nên dư thừa, bởi lúc này mọi người đang bán tống, bán tháo đồng tiền này và mua vào tiền tệ của bất kỳ quốc gia hoặc nền kinh tế nào khác mà họ đang đầu tư.
Vốn đầu tư từ nước ngoài được yêu thích là một đất nước có lãi suất cao và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Nếu quốc gia ấy cũng có một thị trường tài chính trong nước đang phát triển thì còn tốt hơn nữa.
Một thị trường chứng khoán bùng nổ, lãi suất hấp dẫn, điều gì sẽ xảy ra?! Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư thông qua hình thức mua trực tuyến.
Đồng thời, khi nhu cầu đối với đồng nội tệ tăng thì giá trị của nó cũng tăng theo.
Dòng chảy giao dịch và cán cân thương mại
Thương mại quốc tế gồm thương mại hàng hóa (vật chất) và dịch vụ. Phần lớn thương mại quốc tế liên quan đến hàng hóa vật chất, trong khi dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp hơn nhiều.
Thương mại hàng hóa thế giới đã tăng mạnh trong thập kỷ qua, tăng từ khoảng 10 nghìn tỷ đô la năm 2005 lên hơn 18,89 nghìn tỷ đô la vào năm 2019.
Chúng ta đang sống trong một thị trường toàn cầu. Việc xuất khẩu và nhập khẩu diễn ra hằng ngày, những quốc gia cần hàng hóa sẽ nhập khẩu và những quốc gia dư hàng hóa sẽ xuất khẩu.
Hãy nhìn xung quanh ngôi nhà của bạn. Hầu hết những thứ (đồ điện tử, quần áo, đồ chơi) nằm xung quanh có thể được sản xuất bên ngoài đất nước bạn sống.
Nếu bạn sống ở Hoa Kỳ, xem tất cả các quốc gia khác nhau mà Hoa Kỳ giao dịch.
Mỗi khi bạn mua một thứ gì đó, bạn phải bỏ ra một số tiền mặt mà mình vất vả kiếm được.
Tương tự, người mua hàng hóa của bạn cũng phải làm điều tương tự.
Các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ sẽ trao đổi tiền với các nhà xuất khẩu Trung Quốc, khi họ mua hàng hóa. Và các nhà nhập khẩu của Trung Quốc sẽ đổi tiền với các nhà xuất khẩu châu Âu, khi họ mua hàng hóa.
Mọi quy trình mua và bán này đều cần đổi tiền, từ đó làm thay đổi dòng tiền vào và ra khỏi một quốc gia.
Cán cân thương mại (hay còn gọi là cán cân thương mại hoặc xuất khẩu ròng) giúp đo lường tỷ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu của một nền kinh tế nhất định.
Cán cân này cho thấy, lượng cầu đối với hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia, và ẩn sau đó là lượng cầu đối với tiền tệ của quốc gia đó nữa.
Nếu xuất khẩu cao hơn nhập khẩu, sẽ xảy ra thặng dư thương mại và cán cân thương mại sẽ dương. Nếu nhập khẩu cao hơn xuất khẩu, sẽ xảy ra thâm hụt thương mại và cán cân thương mại sẽ âm.
Vì thế:
Xuất khẩu > Nhập khẩu = Thặng dư thương mại = Cán cân thương mại dương (+)
Nhập khẩu > Xuất khẩu = Thâm hụt thương mại = Cán cân thương mại âm (-)
Thâm hụt thương mại có triển vọng đẩy giá tiền tệ của quốc gia nói trên trượt giá so với các loại tiền tệ khác. Các quốc gia nhập khẩu ròng trước tiên phải bán tiền tệ của họ để mua tiền tệ của một nhà giao dịch nước ngoài đang bán hàng hóa mà họ muốn mua.
Khi thâm hụt thương mại, đồng nội tệ sẽ được bán ra để mua hàng hóa nước ngoài. Do đó, lượng cầu đối với tiền tệ của một quốc gia thâm hụt thương mại, sẽ ít hơn so với lượng cầu đối với tiền tệ của một quốc gia có thặng dư thương mại.
Các quốc gia xuất khẩu ròng (có lượng xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu) sẽ thấy rằng tiền tệ của họ được mua vào nhiều hơn bởi các quốc gia khác có quan tâm đến việc mua hàng hóa mà quốc gia này xuất khẩu.
Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ đó đó là khi lượng cầu cao hơn sẽ giúp tiền tệ của quốc gia ấy tăng thêm giá trị. Tất cả phụ thuộc vào LƯỢNG CẦU đối với tiền tệ của quốc gia ấy. Tiền tệ có lượng cầu cao hơn thường sẽ được định giá cao hơn so với tiền tệ có lượng cầu thấp hơn.
Chính phủ: Hiện tại và Tương lai
Sau cuộc khủng hoảng tài chính gây ra cuộc suy thoái lớn vào cuối những năm 2000, mọi ánh mắt đều đổ dồn vào chính phủ của đất nước. Người dân tự hỏi về những khó khăn tài chính đang phải đối mặt và hy vọng một số cam kết từ chính phủ giúp họ vượt qua khó khăn.
Bây giờ chúng ta phải đối mặt với một tình huống tương tự khi thế giới cố gắng chống đỡ một cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu do đại dịch coronavirus (COVID-19) gây ra.
Sự bất ổn trong chính phủ hiện tại hoặc những thay đổi chính quyền có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của quốc gia và thậm chí đến các quốc gia láng giềng. Bất kỳ tác động nào đối với một nền kinh tế rất có thể sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Sẽ có những ngày bạn hoàn toàn không hiểu tại sao thị trường không chuyển động theo tin tức hoặc hệ thống gặp vấn đề gì.
“Kiên nhẫn là mấu chốt của mọi thành công. Gà con là do ấp trứng mà có, đập vỡ trứng không thể có được gà con” Arnold H. Glasgow.
Bất cứ một nhà đầu tư sành sỏi nào trên phố Wall cũng sẽ nói với bạn rằng không có công thức chung nào cho việc giao dịch Forex. Không một hệ thống giao dịch nào có tỉ lệ chiến thắng 100% cả.
Mặc dù bạn đã học qua tất cả các bài học rồi nhưng hãy nhớ rằng hệ thống giao dịch hoạt động tốt hay không phụ thuộc vào bản thân trader.
FXTM
Vantage
OANDA
Tickmill
Octa
Pepperstone
FXTM
Vantage
OANDA
Tickmill
Octa
Pepperstone
FXTM
Vantage
OANDA
Tickmill
Octa
Pepperstone
FXTM
Vantage
OANDA
Tickmill
Octa
Pepperstone